bg sanpham

ĐẦU PHÁT TIA HỒNG NGOẠI (Emitter) VÀ ĐẦU THU TIA HỒNG NGOẠI (Receiver)

Thứ tư - 03/01/2024 04:22

Đối với sản phẩm đầu Beam báo cháy loại “thu phát” của Hochiki nói riêng và các hãng sản xuất thiết bị báo cháy nói chung, đa phần cấu tạo sẽ bao gồm 1 đầu phát và 1 đầu thu tia hồng ngoại riêng biệt. Khi vận hành, đầu phát sẽ luôn phát ra một chùm tia hồng ngoại với cường độ ổn định đi đến đầu thu, nhiệm vụ của đầu thu là giám sát chùm tia hồng ngoại này. Khi có cháy xảy ra tại khu vực lắp đặt đầu báo Beam, khói bốc lên chắn ngang đường truyền của chùm tia đi từ đầu phát đến đầu thu và làm cường độ chùm tia giảm xuống, lúc này đầu thu sẽ phát hiện được khói từ đám cháy thông qua việc giám sát sự suy giảm cường độ của chùm tia để phát tín hiệu báo động.

Cấu tạo của đầu thu và đầu phát bao gồm các phần cơ bản sau:

Cấu tạo của đầu phát

Cấu tạo của đầu phát

Cấu tạo của đầu thu

Cấu tạo của đầu thu

Một số lưu ý trong khâu lắp đặt đầu thu và đầu phát:

Cần lựa chọn không gian phù hợp để lắp đặt các đầu báo beam, đảm bảo không có vật cản đường truyền tia hồng ngoại. Vì đầu báo Beam hoạt động dựa trên nguyên tắc che khuất ánh sáng. Khi đường truyền tia hồng ngoại bị che khuất bởi vật cản thì hiệu quả báo động của đầu báo beam sẽ không đảm bảo. Vậy nên khoảng giữa đầu phát và đầu thu hoặc đầu báo và tấm phản xạ của đầu báo beam không được có vật chắn che khuất chùm tia.

Phần bề mặt lắp đặt đầu báo beam phải đảm bảo bằng phẳng và chắc chắn để đầu thu và đầu phát được lắp đặt song song với nhau để đường truyền tia hồng ngoại không bị lệch.

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
 
➦ Tham khảo thêm: Đầu báo beam GST I-9105R báo khói, báo cháy uy tín

⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝

Ngoài ra cần tránh lắp đặt đầu báo ở các nơi như sau:
+Vị trí cao quá 40m hoặc thấp hơn 0.5m.
+ Nơi có luồng gió mạnh thổi qua thường xuyên
+ Nơi không có mái che, nơi có nhiều bụi hoặc hơi nước.
+ Nơi có nhiệt độ cao hơn nhiều so với nhiệt độ môi trường xung quanh. Nhiệt độ nơi lắp thiết bị không vượt quá 50 độ C khi trời nắng.
+ Nơi thường hay có khói như nhà bếp,…
+ Nơi chịu tác động rung lắc bởi các máy móc lớn.
+ Nơi chịu tác động từ trường mạnh.
+ Nơi không cố định được chắc chắn đầu báo
+ Nơi có độ rọi từ ánh sáng mặt trời vượt quá 5000 lux
+ Nơi khó bảo trì, bảo dưỡng

Theo TCVN 5738:2021, khoảng cách tối thiểu và tối đa giữa bộ phát và bộ thu hoặc đầu báo và tấm phản xạ được xác định bởi tài liệu kỹ thuật cho các loại đầu báo cháy cụ thể.

Đầu báo beam phải được lắp đặt sao cho khoảng cách tối thiểu từ chùm tia của chúng đến tường và các vật thể xung quanh ít nhất là 0,5 m.
Trong trường hợp lắp đặt nhiều đầu báo Beam trong cùng một khu vực, để tránh nhiễu tín hiệu lẫn nhau giữa các đầu báo, cần đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các chùm tia của chúng phải được thiết lập theo các yêu cầu của tài liệu kỹ thuật.

Để nhận tư vấn chính xác cho từng dự án cũng như báo giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT

Địa chỉ: 119-121-123 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0914 189 489

Điện thoại: (028) 6269 1495

Email: info@anphat.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây