Trước khi đi vào khái niệm Lonworks, ta sẽ tìm hiểu qua về LonMark.LonMark là giao thức sở hữu độc quyền bởi tập đoàn Echelon Corporation liên kết với Motorola vào đầu thập niên 1990. Tiêu chuẩn LonMark được dựa trên giao thức thông tin có sở hữu với tên gọi LonTalk. Giao thức LonTalk thiết lập một bộ quy tắc quản lý việc giao tiếp thông tin trong một mạng các thiết bị cùng hợp tác. Để đơn giản hóa việc thực thi giao thức, Echelon đã chọn làm việc với Motorola để phát triển một chip xử lý thông tin chuyên dụng có tên gọi Neuron. Thông qua việc sử dụng con chip xử lý này cùng với các phần mềm hỗ trợ, giao thức thiết lập nên cách mà thông tin được trao đổi giữa các thiết bị. Bởi vì phần lớn của giao thức giao tiếp được bao hàm trong con chip xử lý, những người thiết kế và lắp đặt hệ thống có thể tập trung vào các khía cạnh khác của hệ thống.
Trong khi LonTalk thiên về vấn đề các thiết bị truyền đạt thông tin như thế nào, nó lại không quan tâm đến nội dung của việc trao đổi thông tin. Một giao thức thứ hai, tên là LonWorks, định nghĩa nội dung và cấu trúc của thông tin được trao đổi. LonWorks là một hệ thống điều khiển phân bổ vận hành trên nền tảng ngang hàng (peer-to-peer), nghĩa là mọi thiết bị có thể giao tiếp với mọi thiết bị khác trên mạng hoặc là sử dụng cấu hình chính-phụ (master-slave) để trao đổi thông tin giữa các thiết bị thông minh. Nền tảng LonWorks hỗ trợ một phạm vi rộng các phương tiện trao đổi thông tin.
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
➦ Xem thêm: Hệ thống báo cháy thông minh
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
Các thiết bị tương thích với LonWorks giao tiếp với nhau qua một SNVT (Standard Network Variable Type). Mặc dù một SNVT định nghĩa một thiết bị cũng giống như một object của BACnet, cách giải quyết có hơi khác một chút. Để một SNVT thực thi chức năng, cả hai thiết bị nhận và gửi phải có sự nhận biết chi tiết về cấu trúc SNVT là gì. Vì thế mỗi SNVT được định danh bằng một mã số cho phép thiết bị nhận hiểu được đúng dữ liệu truyền tải.
Ban đầu LonWorks không định nghĩa mã SNVT đặc thù có ý nghĩa gì. Điều này đem đến sự nhầm lẫn giữa các nhà sản xuất đã dùng mã số giống nhau để xác định các vấn đề khác nhau. Để loại bỏ sự nhầm lẫn này đồng thời tiêu chuẩn hóa mã SNVT, Hiệp hội về Tính đổi lẫn cho LonMark (LonMark Interoperability Association) được lập ra năm 1994. Hợp thành bởi hàng trăm nhà sản xuất và tích hợp hệ thống, một trong những mục tiêu chính của hiệp hội này là đặt ra những phương pháp tiêu chuẩn cho việc thiết lập công nghệ LonWorks.
Để đảm bảo mọi thiết bị được lắp đặt trong một hệ thống LonMark sẽ hoạt động đúng chức năng với các thiết bị khác, LonMark yêu cầu thiết bị phải được thẩm tra là tuân theo giao thức LonMark để có được logo của LonMark trên nó. LonMark sử dụng một công cụ trên nền web để giảm thiểu thời gian và chi phí chứng nhận cho các thiết bị.
Một trong những đổi mới gần đây nhất của LonMark là profile mạng (network profile). Ý tưởng phía sau profile mạng là không cần quan tâm đến ai là người làm ra thiết bị chuyên dụng này trong một hệ thống tòa nhà, tất cả mọi thiết bị cùng loại sẽ thi hành một chức năng tương tự nhau. Để giảm gánh nặng và tăng tốc việc lắp đặt, LonMark định nghĩa cách thức một thiết bị chuyên dụng thực thi chức năng trên mạng từ những điểm (points) được đặt tên cho nó. Profile mạng định trước này là profile tối thiểu của mọi thiết bị kết nối. Các nhà sản xuất có thể thêm vào các mục cho profile định trước này dựa trên sản phẩm chuyên dụng của họ, để đem lại tính linh hoạt đồng thời duy trì được sự đơn giản và tính đổi lẫn.
Giống như BACnet, LonWorks cũng được chấp nhận và lưu hành bởi nhiều tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ANSI/CEA 709.1 và IEEE 1473-L)
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT
Địa chỉ: 119-121-123 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 189 489
Điện thoại: (028) 6269 1495
Email: info@anphat.com