Thiết bị phòng cháy chữa cháy PCCC An Phát - Báo giá 2023 mới
Hướng dẫn lắp đặt, vận hành hệ thống chữa cháy FM200
Thứ năm - 13/06/2024 04:19
Dưới đây là hướng dẫn lắp đặt chi tiết hệ thống chữa cháy FM200 cũng như hướng dẫn vận hành, bảo trì bảo dưỡng hệ thống. Sau khi tham khảo, quý khách còn nghi vấn cần giải đáp vui lòng liên hệ An Phát qua thông tin ở cuối bài để nhận tư vấn trực tiếp.
1. Lắp đặt hệ thống chữa cháy FM200
1.1 Yêu cầu chung
Để tránh xảy ra tổn thất do việc lắp đặt và vận hành không đúng cách cần lưu ý các điểm sau:
- Đảm bảo có đủ không gian trống để lắp đặt.
- Xử lý các thành phần sắc nhọn
- Đảm bảo trật tự và sạch sẽ khi lắp đặt
- Gắn linh kiện đúng cách. Vặn chặt các bu-lông, đai ốc.
- Chỉ tháo tất cả các chân bảo vệ trên các thành phần của hệ thống sau khi các thành phần đã được gắn hoàn toàn.
- Cô lập hệ thống hoặc các bộ phận của hệ thống khi cần thiết.
- Đảm bảo ngõ ra của van đầu bình luôn được đóng và được kết nối với đường ống.
- Chỉ gắn thiết bị kích hoạt lên bình chữa cháy khi đã được kết nối với hệ thống đường ống.
- Đảm bảo bình chữa cháy được kẹp bằng đai kẹp chắc chắn trên tường có khả năng chịu lực
- Kiểm tra tất cả các đường dẫn kích hoạt và đường ống dẫn xem có dư lượng trước khi lắp và làm sạch chúng nếu cần thiết.
Hệ thống đường ống phải tuân thủ các yêu cầu sau:
- Tính toán áp lực bố trí các đường ống.
- Bố trí và lắp đặt hệ thống đường ống theo quy định hợp lệ tại địa phương với áp suất hoạt động 25, 42 hoặc 50 bar (360, 610 hoặc 725 psi).
- Thực hiện lại việc tính toán mới nếu có thay đổi khác với thiết kế ban đầu.
- Tuân thủ tất cả các yêu cầu đi ống theo thiết kế.
- Hệ thống đường ống phải có khả năng chịu được áp lực hệ thống cần thiết. Chọn vật liệu và đường kính của đường ống theo ISO 14520 hoặc NFPA 2001 và các quy định khác được áp dụng tại địa phương.
- Xem xét tầm phủ / bảo vệ khi sử dụng đầu phun 180°
- Ưu tiên thiết kế hệ thống đường ống cân bằng sao cho khoảng cách từ bình khí đến các đầu phun là tương tự nhau.
- Làm sạch hệ thống đường ống trong quá trình cài đặt.
- Bảo vệ hệ thống đường ống khỏi sự ăn mòn.
1.2 Lắp đặt hệ thống đơn vùng
1.2.1 Lắp đặt van 1 chiều
- Đối với hệ thống gồm 2 bình khí trở lên, một van một chiều (hình 1/2) sẽ được gắn tại mỗi bình chữa cháy giữa ống nối xả khí (hình 1/3) và ống góp (hình 1/1)
- Hướng dòng chảy van 1 chiều:
1.2.2 Lắp đặt ống nối xả khí
Ống nối có 2 kích thước:
- 500 mm cho loại DN40 (1 1/2”)
- 630 mm cho loại DN50 (2”)
Lắp đặt:
- Quấn cao su non chuyên dụng vào đường ren của ống nối xả khí (hình 3/2)
- Vặn chặt và căn chỉnh cẩn thận ống nối xả khí (hình 3/3) với hệ thống đường ống xả khí kết nối các đầu phun và van một chiều (hình 3/1).
1.2.3 Lắp đặt đầu phun Dụng cụ:
- Găng tay an toàn
- Kính bảo hộ
- Công cụ vặn chặt đầu phun (phù hợp kích thước đầu phun)
- Cao su non quấn tạo thành vòng đệm đường ống kết nối
Lắp đặt:
- Đảm bảo hệ thống đường ống kết nối đúng vị trí lắp đặt đầu phun đã thiết kế.
- Khoang phun của đầu phun với đường kính được xác định trước theo thiết kế (đường kính lỗ phun là 1 trong các yếu tố quan trọng quyết định thời gian phun xả khí)
- Quấn một lớp đệm cao su non vào khớp nối (hình 4/1) và vặn chặt đầu phun (hình 4/2) vào khớp nối. Các đầu phun được sắp xếp theo chiều dọc thẳng đứng tuân thủ độ sâu vặn vít tối thiểu
- Căn chỉnh chính xác hướng xả lỗ đầu phun (đặc biệt đầu phun 180°)
- Đảm bảo khoảng trống cần thiết xung quanh đầu phun và không có vật cản đầu phun mà không có trong thiết kế
1.2.4 Lắp đặt bình chữa cháy
Yêu cầu trước khi lắp đặt:
- Không lắp bất kỳ bình chữa cháy khu vực có sàn bị hỏng hoặc bị ăn mòn.
- Chỉ tháo nắp bảo vệ van đầu bình khi bình chữa cháy đã được gắn chặt.
- Đảm bảo rằng ngõ ra của van đầu bình luôn được đóng bằng nắp chụp van và được kết nối với đường ống. Chỉ tháo trực tiếp nắp chụp van khi lắp ống nối xả khí hoặc khớp nối hệ thống nhiều bình chữa cháy
- Chỉ tháo ngõ ra kích hoạt bằng khí khi lắp đặt ống nối kích hoạt (trường hợp nhiều bình chữa cháy kích hoạt cùng lúc)
Trong khoảng thời gian cố định bình chữa cháy:
- Không gắn các thiết bị xả khí trên van
- Không gắn đầu kích bằng điện trên van
- Không đứng trước hướng ngõ ra của van đầu bình
Lắp đặt:
- Vận chuyển bình chữa cháy đến vị trí lắp đặt
- Giữ chặt bình chữa cháy (hình 5/1) theo chiều dọc trên tường hoặc kết cấu cố định khác bằng đai kẹp bình (hình 5/2)
- Tháo các đai ốc (hình 6/2) ở mặt dưới của nắp bảo vệ van đầu bình
- Tháo nắp bảo vệ van đầu bình (6/1) và giữ nó ở nơi an toàn khi cần sử dụng lại để chuyên chở bình chữa cháy (nạp lại bình chữa cháy khi đã kích hoạt).
- Tháo nắp chụp van (hình 7/1) và giữ nó ở nơi an toàn khi cần sử dụng lại để chuyên chở bình chữa cháy (nạp lại bình chữa cháy khi đã kích hoạt).
- Đảm bảo ống nối xả khí, khớp nối được kết nối đường ống kết nối đầu phun, ống gốp hoặc van một chiều.
- Căn chỉnh ngõ ra van đầu bình (hình 8/1) với khớp nối (hình 8/3) của ống nối xả khí (hình 8/2)
- Vặn chặt khớp nối (hình 8/3) của ống nối xả khí (hình 8/2) hoặc khớp nối vào ngõ ra van đầu bình (hình 8/1)
Kết nối với đường ống kích hoạt (đối với kích hoạt nhiều bình chữa cháy: bình khí đầu tiền sẽ được kích hoạt bằng đầu kích điện/ đầu kích tay, các bình khí tiếp theo sẽ được kích hoạt bằng dòng khí liên hoàn từ bình khí đầu tiên, các bình khí phụ sẽ được lắp đầu kích hoạt bằng khí trên van đầu bình):
g ống kích hoạt từ ngõ ra kích hoạt bình chữa cháy chính đến các đầu kích bằng khí của các bình chữa cháy phụ (slave cylinder)
1.2.5 Lắp đặt đồng hồ giám sát áp lực (chỉ khi cần thay đổi ngõ lắp đồng hồ)
Mỗi van đầu bình có 2 ngõ để kết nối với đồng hồ đo áp lực bình khí. Chúng được bảo vệ bởi chốt bịt kín. Cả 2 ngõ kết nối đều có van một chiều, do đó đồng hồ đo áp lực có thể được gắn lên bình chữa cháy để giám sát áp lực bình
- Tháo chốt bịt ngõ kết nối trên van đầu bình
- Vặn đồng hồ đo áp lực (hình 10/2), vào ngõ kết nối trên van đầu bình
- Các ngõ kết nối còn lại không sử dụng phải được gắn lại các chốt bịt kín. Khi lắp chốt bịt kín cần kiểm tra xem vòng đệm hỗ trợ (hình 11/1) và vòng đệm chữ O (hình 11/2) được gắn vị trí chính xác và không bị hư hại. Mặt phẳng của vòng đệm hỗ trợ phải quay ra khỏi vòng đệm chữ O.
- Kết nối tiếp điểm giám sát trên đồng hồ đo áp lực với tủ báo cháy trung tâm (tùy chọn)
1.2.6 Lắp đặt van an toàn
Sử dụng cho hệ thống chữa cháy 2 bình khí trở lên
- Kiểm tra ống nối kích hoạt xem có dư lượng khí và làm sạch nếu cần thiết
- Lắp đặt khớp nối ống kích hoạt (hình 12/2) với ngõ ra đầu kích hoạt bằng khí của bình chữa cháy cuối cùng với van an toàn (hình 12/1) thông qua khớp nối 90° (hình 12/3)
1.2.7 Lắp đặt hệ thống kích hoạt CO2
Sử dụng cho hệ thống chữa cháy lớn nhiều bình kích hoạt (từ 7-30 bình khí) hoặc hệ thống phân vùng
Lắp đặt bình kích hoạt CO2:
- Vặn chặt giá đỡ của thiết bị cân trọng lượng bình (hình 13/2) vào thanh chữ U bằng bu lông lục giác
- Vặn chặt thanh chữ U vào vào tường
- Lắp bộ giám sát trọng lượng Bình kích CO2
- Cân chỉnh bộ giám sát trọng lượng CO2
- Kết nối ống nối kích hoạt xả khí với bình CO2
- Lắp đặt tủ bảo vệ bình kích CO2 tránh tác động không mong muốn
Lắp đặt bộ điều khiển van chọn vùng:
- Tháo cần gạt van (hình 14/1) khỏi van điều khiển
- Đảm bảo chốt bộ kích hoạt lồi ra
- Điều chỉnh bộ kích hoạt bằng công cụ tool reset
- Lắp lại cần gạt van. Căn chỉnh sao cho chốt nhả bộ kích hoạt và cần gạt van là 3 ± 1 mm
- Lắp và cân chỉnh bộ công tắc giám sát áp lực (tùy chọn)
1.2.8 Lắp đặt ống nối kích hoạt (cụm nhiều bình chữa cháy)
- Vặn chốt (hình 15/1) đường kích hoạt bằng khí trên van đầu bình
- Vặn khớp nối ống kích hoạt (hình 16/2) vào đầu kích hoạt bằng khí (hình 16/1) của bình chữa cháy phụ.
- Kết nối ống nối kích hoạt DN4 vào khớp nối thông qua đai ốc mũ (3) của ống nối kích hoạt
- Đảm bảo ống nối kích hoạt không bị xoắn, chỉ uốn cong theo một hướng
- Bình chữa cháy không cần kết nối kích hoạt xả khí phải lắp chốt bịt kín.
1.2.9 Lắp đặt đầu kích hoạt bằng khí
- Kiểm tra: Trước khi lắp, kiểm tra chốt của đầu kích hoạt bằng khí (hình 17/1) đã kích hoạt hay chưa. Đảm bảo rằng chốt kích hoạt phải thụt vào bên trong càng sâu càng tốt
- Tháo nắp bảo vệ trên van đầu bình và giữ lại khi cần sử dụng
- Vặn đầu kích hoạt xả khí (hình 18/1) vào van đầu bình (hình 18/2) cho đến khí đầu kích hoạt cố định trên van
- Đảm bảo rằng ống nối kích hoạt không bị xoắn và chỉ bị uốn cong theo một hướng
1.2.10 Lắp đặt đầu kích điện Kiểm tra
- Kiểm tra thiết bị kích hoạt bằng điện có hư hại bên ngoài hay không
- Đảm bảo tất cả các thiết bị kích hoạt được tháo hoàn toàn khỏi các bình chữa cháy
- Trong quá trình kiểm tra không được tiếp xúc chốt kích hoạt đầu kích
- Kích hoạt đầu kích bằng điện với nguồn 24 VDC
- Kiểm tra dấu đỏ (hình 19/2) có hiển thị trên chốt (hình 19/1) đầu kích hoạt bằng điện
- Vặn cục tool reset (hình 20/2) vào thiết bị kích hoạt bằng điện (hình 20/1) bằng tay cho đến khi chặt cứng
- Tháo tool reset ra khỏi đầu kích điện. Nếu lúc này không nhìn thấy dấu đỏ, đầu kích đẫ được khôi phục bình thường Lắp đặt:
- Đảm bảo rằng đầu kích điện không được kích hoạt (trạng thái kích hoạt, có thể thấy màu đỏ trên chốt kích hoạt). Nếu nó bị kích hoạt reset lại đầu kích.
- Sau khi reset đầu kích điện. Tháo nắp bảo vệ trên van đầu bình và giữ lại khi cần sử dụng.
- Vặn đầu kích điện vào van cho đến khi cố định trên van đầu bình
- Nếu lắp thêm đầu kích hoạt bằng tay khí vào trên đầu kích điện, tháo nắp bảo vệ (hình 21/1) trên đầu kích điện
- Lắp chốt kết nối (hình 21/2) để kết nối dây dẫn vào đầu kích điện
1.2.11 Lắp đặt đầu kích hoạt bằng tay
- Trước khi lắp, đảm bảo cần gạt (hình 22/2) đầu kích hoạt bằng tay ở vị trí ban đầu không kích hoạt
- Đảm bảo chốt kích hoạt (hình 23/2) thụt vào bên trong càng sâu càng tốt
- Lắp chốt khóa (hình 23/1) vào đầu kích bằng tay
- Nếu đầu kích bằng tay được lắp trên đầu kích điện, tháo nắp bảo vệ trên đầu kích điện ra
- Vặn chặt đầu kích tay vào phía trên van hoặc đầu kích điện
1.3 Lắp đặt hệ thống phân vùng
1.3.1 Lắp đặt van chọn vùng
Lắp đặt van chọn vùng DN25/DN40/DN50
Bộ van chọn vùng DN25, DN40 và DN50 gồm các thành phần:
- Van chọn vùng
- Bộ phân phối
- Giá đỡ
Lắp đặt:
- Vòng đệm chữ O (hình 24/2) được chèn vào khớp nối đoạn ống kiểu mặt bích (hình 24/3) trên đường ống của bộ phân phối
- Vặn chặt van chọn vùng với mặt bích của đường ống bộ phân phối
- Vặn chặt bộ phân phối vào giá đỡ (chịu được áp lực thiết kế)
- Bắn ốc lên sàn để cố định giá đỡ. Đảm bảo khả năng chịu lực
- Kết nối ngõ ra của van chọn vùng với hệ thống đường ống kết nối đầu phun
- Kết nối ống góp các bình chữa cháy
- Kết nối hệ thống kích hoạt CO2 và đầu kích khí trên bình chữa cháy
- Gắn van an toàn cho bình cuối cùng cùng bình chữa cháy
Lắp đặt van chọn vùng DN65/DN80/DN100
- Cố định giá đỡ (hình 25/5) van chọn vùng với sàn. Đảm bảo khả năng chịu lực và không bị cong, xoắn giá đỡ
- Kết nối ngõ ra của van chọn vùng (hình 25/1+2) với hệ thống đường ống kết nối đầu phun
- Kết nối ống góp (hình 25/3) với bộ phân phối (hình 25/4).
- Kết nối hệ thống kích hoạt CO2 với các đầu kích khí trên các bình chữa cháy (hình 25/6+7)
- Lắp van an toàn cho ống góp van phân vùng
1.3.2 Lắp đặt công tắc giám sát
Trên mỗi van chọn vùng, một công tắc giám sát (hình 26/1+2) phải được gắn để thông báo trạng thái kích hoạt của các van chọn vùng đến tủ điều khiển chữa cháy
1.3.3 Lắp đặt ống góp bình chữa cháy
- Không có mã sản phẩm đặt hàng. Được sản xuất độc lập chịu áp lực tối đa 60 bar
- Kiểm tra độ nén, độ thẩm thấu ống góp theo tiêu chuẩn địa phương
1.3.4 Lắp đặt Van CO2 một chiều
Van CO2 một chiều được lắp đặt để điều khiển dòng khí theo một hướng và một đường ngõ vào có thể kích hoạt 2 ngõ ra bằng áp lực khí nén.
2. Vận hành hệ thống chữa cháy FM200
2.1 Quá trình hệ thống chữa cháy FM200 được kích hoạt
- Có tín hiệu báo cháy từ đầu báo hoặc nút nhấn được gửi đến tủ điều khiển chữa cháy
- Còi báo động trong tủ điều khiển phát ra và thiết bị báo động như chuông, đèn còi được kích hoạt
- Tất cả các thiết bị được kết nối như: hệ thống thông gió, điều hòa không khí, nguồn điện… sẽ tắt. Cửa chống cháy và cửa sổ được trang bị cơ chế tự động sẽ đóng lại
- Các van chọn vùng của vùng cần chữa cháy sẽ mở (áp dụng cho hệ thống phân vùng)
- Thời gian cảnh báo để bắt đầu xả khí sẽ đếm ngược
- Sau khi hết thời gian đếm ngược, các van trên bình chữa cháy sẽ mở. Chất chữa cháy sẽ theo hệ thống đường ống đến các đầu phun.
- Chất chữa cháy sẽ bay hơi tại đầu phun và được phân bố khắp khu vực chữa cháy
- Chất chữa cháy dập tắt đám cháy theo nồng độ thiết kế hiệu quả và thời gian chữa cháy được tuân thủ tránh đám cháy bùng phát lại
2.2 Các cách kích hoạt hệ thống chữa cháy FM200
2.2.1 Kích hoạt đầu kích điện
- Nhấn nút kích hoạt xả khí. Hệ thống được kích hoạt và các thiết báo động (chuông, đèn, còi…) kích hoạt ngay lập tức
- Rời khỏi khu vực chữa cháy ngay lập tức
2.2.2 Kích hoạt đầu kích bằng tay
- Kéo chốt an toàn (hình 1/1) trên đầu kích bằng tay
- Đảm bảo khoảng cách với đầu kích, tránh lỗ giảm áp trên đầu kích (hình 1/3) và đeo thiết bị bảo vệ
- Nhấn cần gạt van theo chiều hướng xuống (hình 1/2) và giữ nó trong 5 s
- Rời khỏi khu vực chữa cháy ngay lập tức
2.2.3 Xử lý sau khi hệ thống chữa cháy FM200 kích hoạt
- Không được vào các phòng bị ảnh hưởng bởi đám cháy cho đến khi cơ quan PCCC cho phép
- Vào khu vực chữa cháy dưới sự giám sát cơ quan PCCC và mở các cửa sổ, cửa ra vào
- Đảm bảo khu vực chữa cháy được giữ kín trong khoảng thời gian cho phép nhằm tránh tình trạng đám cháy bùng phát trở lại.
- Thông báo cho nhà phân phối được ủy quyền để có thể khôi phục lại hệ thống. Không thay thế các bình chữa cháy khi không được phép kể cả khi đã xả hết bình
- Thực hiện kiểm tra lại chức năng hoạt động của tất cả thiết bị hệ thống chữa cháy
3. Bảo trì hệ thống FM200
Lịch trình kiểm tra, bảo trì hệ thống FM200 theo khuyến nghị của hãng Viking theo bảng sau:
3.1 Kiểm tra kết cấu khu vực cần chữa cháy
- Thiết kế phải đảm bảo an toàn PCCC
- Nếu có thay đổi kết cấu, hệ thống chữa cháy phải thiết kế lại
3.2 Kiểm tra đầu kích điện
- Kiểm tra hình dạng bên ngoài đầu kích điện có bị hư hại, bụi bẩn
- Tháo đầu kích điện ra khỏi van đầu bình chữa cháy
- Kiểm tra đầu kích điện (phần hướng dẫn lắp đặt)
- Sau khi kiểm tra xong gắn lại đầu kích điện lên van đầu bình chữa cháy
- Khi lắp thiết bị giám sát trạng thái kích hoạt đầu kích điện (tùy chọn). Có thể nhìn thấy trạng thái kích hoạt đầu kích điện thông qua thiết bị giám sát và tín hiệu giám sát gửi về tủ báo cháy
3.3 Kiểm tra bộ điều khiển van chọn vùng
- Kiểm tra hình dạng bên ngoài bộ điều khiển có bị hư hại, bụi bẩn
- Tháo cần gạt van trên tất cả bộ điều khiển. Kiểm tra trạng thái các thiết bị giám sát van điều khiển báo từ tủ báo cháy
- Tránh xa chốt kích hoạt
- Kích hoạt bộ điều khiển bởi nguồn 24 VDC
- Kiểm tra trạng thái chốt kích hoạt
Bộ điều khiển hoạt động khi chốt kích hoạt bật. Nếu chốt kích hoạt không bật bộ điều khiển bị lỗi, cần thay thế
- Tắt nguồn 24 VDC
- Lấy tool reset cố định giá gỡ bộ điều khiển vặn tool reset đẩy chốt kích hoạt từ từ bên trong để chốt khôi phục lại
- Tháo tool reset khỏi bộ điều khiển
- Vặn lại cần gạt van vào van điều khiển bộ điều khiển CO2
- Kiểm tra trạng thái thiết bị giám sát trên tủ báo cháy
3.4 Kiểm tra đầu kích hoạt bằng khí
Kích hoạt nhiều bình chữa cháy kiểu chính – phụ
- Kiểm tra hình dạng bên ngoài đầu kích hoạt bằng khí có bị hư hại, bụi bẩn
- Tháo tất cả đầu kích trên bình chữa cháy và tháo cần gạt van khỏ bộ điều khiển CO2
- Ngắt kết nối đường ống kích hoạt từ bình kích hoạt CO2 đến đầu kích khí đầu tiên. Kết nối vào bình test áp lực có sẵn.
- Mở van bình test áp lực
- Kiểm tra tất cả các đầu kích khí. Chốt kích hoạt đầu kích bằng khí lúc kích hoạt sẽ nhô ra kích thước 8.2 ± 0.5 mm. Nếu chốt kích hoạt không nhô ra đầu kích hoạt bằng khí lỗi phải thay thế (chốt kích hoạt đầu kích bằng khí lúc bình thường 3.9 ± 0.4 mm)
- Kiểm tra rò rỉ dòng khí kích hoạt. Thay thế ống nối kích hoạt bị hỏng
- Đóng bình test áp lực
- Xả dòng khí trong ống kích hoạt
- Tháo khớp nối kết nối bình test áp lực
- Reset lại tất cả các đầu kích khí và kiểm tra sao cho chốt kích hoạt lúc bình thường 3.9 ± 0.4 mm
- Kết nối lại tất cả đầu kích trên bình chữa cháy
Trong hệ thống phân vùng
- Tháo tất cả đầu kích trên bình chữa cháy và tháo cần gạt van khỏ bộ điều khiển CO2
- Kết nối bình test áp lực thay vì bình kích hoạt CO2
- Mở van bình test áp lực
- Kéo cần gạt van (hình 6/1) trên bộ điều khiển van chọn vùng. Van điều khiển mở
- Kiểm tra van chọn vùng được lựa chọn đã mở chưa. Nếu không mở có sự cố hệ thống kiểm tra lại
- Kiểm tra các đầu kích khí trên bình chữa cháy của vùng lựa chọn đã kích hoạt hay chưa. Nếu đầu kích hoạt bằng khí trên bình chữa cháy khác cũng kích hoạt có sự cố hệ thống cần kiểm tra lại
- Kiểm tra chốt kích hoạt đầu kích hoạt bằng khí (như phần kích hoạt nhiều bình chữa cháy chính – phụ)
- Reset chốt kích hoạt bộ điều khiển van chọn vùng (hình 7/1) bằng tool reset (hình 7/2)
- Lắp cần gạt van lên van chọn vùng (hình 8/1)
- Đẩy cần cần gạt van chọn vùng hướng lên. Van chọn vùng sẽ đóng lại
- Xoay lại cần gạt van (hình 9/1) bộ điều khiển van chọn vùng. Van đóng lại
- Vặn lại cần gạt van
- Kiểm tra khoảng cách D = 3 ± 1 mm giữa cần gạt van (hình 10/1) và chốt kích hoạt (hình 10/2).
- Thực hiện các bước trên đối với các vùng chữa cháy khác
- Tháo bình test áp lực ra khỏi hệ thống
- Kiểm tra lại lần nữa các chốt kích hoạt của các đầu kích ở trạng thái không hoạt động
- Lắp lại các đầu kích hoạt lên van đầu bình chữa cháy
3.5 Kiểm tra đầu kích tay
- Kiểm tra hình dạng bên ngoài đầu kích hoạt bằng khí có bị hư hại, bụi bẩn
- Tháo thiết bị ra khỏi van đầu bình hoặc đầu kích
- Nhấn cần gạt tay (hình 11/1) hướng xuống theo chiều tên
- Kiểm tra chốt kích hoạt đầu kích tay (hình 12/1). Kích hoạt chốt có chiều dài 8.1 +0.65/-0.55 mm (trạng thái không kích hoạt chốt có chiều dài 3.9 ± 0.4 mm)
- Trả cần gạt tay về vị trí ban đầu
- Kiểm tra kích thước chốt kích hoạt khi ở trạng thái bình thường. Nếu có sai số lớn hơn cho phép thay thế đầu kích tay
- Gắn lại đầu kích hoạt bằng tay vào bình chữa cháy hoặc đầu kích điện
3.6 Kiểm tra bình chữa cháy
- Kiểm tra tất cả các bình chữa cháy có bị hư hại, ăn mòn (trực quan).
- Kiểm tra cố định bình chữa cháy
- Kiểm tra đai kẹp bình (hình 13/1) có bị hư hỏng hay ăn mòn
- Kiểm tra bảng báo hiệu khu vực chữa cháy có bị mờ hoặc đọc không rõ
- Kiểm tra khối lượng nạp đầy bình chữa cháy
- Kiểm tra áp suất hệ thống thông qua đo áp suất
- Kiểm tra trọng lượng bình chữa cháy
- Kiểm tra chức năng tất cả các đồng hồ đo áp lực
+ Tháo đồng hồ đo áp lực (hình 14/2) ra khỏi van đầu bình (hình 14/1) bằng tay. Trong quá trình tháo do việc giảm áp suất phát sinh tiếng nổ nhỏ, không gây nguy hại
+ Kiểm tra việc giám sát bình chữa cháy thông qua tiếp điểm của đồng hồ đo áp lực hiển thị trên tủ điều khiển chữa cháy
+ Kiểm tra vòng đệm chữ O (hình 15/2) và vòng đệm hỗ trợ (hình 15/1) có bị hư hỏng, biến dạng và thay thế nếu cần thiết. Mặt phẳng của vòng hỗ trợ (hình 15/3) phải được quay ra khỏi vòng đệm chữ O
+ Lắp đồng hồ vào van, xoay nhẹ nhàng bằng tay. Dùng công cụ phù hợp vặn đồng hồ đến khi ngừng lại
3.7 Kiểm tra hệ thống đường ống, đầu phun, khu vực chữa cháy
- Hệ thống đường ống:
+ Kiểm tra đường ống phải được buộc chặt, không bị ăn mòn hoặc hư hỏng
+ Kiểm tra các đoạn kết nối đường ống
+ Kiểm tra đường ống thông thoáng khi có dòng chảy chạy qua
+ Kiểm tra độ rò rỉ của đường ống
+ Kiểm tra kích thước đường ống, đường kính danh nghĩa đúng với các tính toán áp lực
- Đầu phun, khu vực chữa cháy:
+ Kiểm tra tất cả đầu phun được siết chặt và không bị tắc nghẽn
+ Kiểm tra tất cả đầu phun có bị hư hại hay không
+ Kiểm tra tất cả đầu phun không được sơn hoặc mài
+ Kiểm tra khu vực chữa cháy của đầu phun, căn chỉnh nếu cần thiết
+ Kiểm tra không gian xung quanh đầu phun, vật cản không được xem xét trong thiết kế
+ Kiểm tra vị trí lắp đặt, loại đầu phun, đường kính lỗ khoan đầu phun
3.8 Kiểm tra thiết bị phát hiện cháy và tủ điều khiển chữa cháy
- Kiểm tra kích hoạt tất cả các thiết bị báo động nếu có tín hiệu báo cháy
- Kích hoạt và tắt quá trình chữa cháy trong trường hợp có báo động
- Chức năng giám sát
- Rơ le báo động kích hoạt
Đối với hệ thống chọn vùng:
- Phân vùng chính xác các khu vực (đầu báo, thiết bị báo động, van chọn vùng)
- Khóa chính xác các khu vực khác ngay khi có khu vực chữa cháy kích hoạt
3.9 Kiểm tra các thiết bị khác
- Kiểm tra van kích hoạt CO2
- Kiểm tra cân nặng bình kích hoạt CO2
- Kiểm tra công tắc giám sát áp lực nếu có
Trên đây là giải pháp chữa cháy bằng khí sạch FM200. Mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT Địa chỉ:119-121 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh Hotline:0914 189 489 Điện thoại: (028) 6269 1495 Email:info@anphat.com