Hiện nay, xu hướng chung trên toàn thế giới là cùng nhau nỗ lực bảo vệ tầng Ô-dôn (loại bỏ CFC, Halon, CTC, HCFC, Methyl Bromide) và giảm hiệu ứng nhà kính (kiểm soát và giảm dần HFC). Cùng với cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tham gia hưởng ứng triển khai các quy định và hoạt động nhằm bảo vệ môi trường theo Nghị định thư Montreal - Một trong những hiệp định môi trường tích cực nhất. Đồng thời, sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã mang đến một giải pháp mới, đạt tiêu chuẩn an toàn và thân thiện với môi trường: Dung dịch Novec 1230.
1.Nghị định thư Montreal là gì?
Nghị định thư Montreal (thuộc Công ước Vienna) được ký kết ngày 16/09/1987 tại thành phố Montreal (Canada). Mục đích của Nghị định thư Montreal là nhằm bảo vệ tầng Ô-dôn, tấm áo giáp che chở cho mọi sự sống trên trái đất. Nghị định hướng tới loại trừ dần, tiến đến loại trừ hoàn toàn sản xuất và sử dụng các chất làm suy giảm tầng ô-dôn trên toàn cầu. Với những thông điệp tích cực đó, Nghị định thư Montreal đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ của hầu hết các nước phát triển và đang phát triển trên thế giới.
Tính đến năm 2014, số lượng các nước tham gia Nghị định thư Montreal là 197 nước. Trong đó, Việt Nam đã phê chuẩn tham gia Nghị định thư Montreal vào ngày 26/01/1994 với Cơ quan đầu mối là Bộ Tài nguyên và Môi trường.Việt Nam ký kết Bản ghi nhớ hợp tác thúc đẩy các hoạt động triển khai Nghị định thư Montreal
Nghị định được bổ sung, sửa đổi liên tục qua các năm. Đến năm 2016, Bản sửa đổi, bổ sung Kigali được thông qua nhằm giúp tránh cho nhiệt độ Trái Đất gia tăng 0,5ºC vào cuối thế kỷ 21 và góp phần giảm nhẹ phát thải khí nhà kính gây biến đổi khí hậu toàn cầu bằng cách cắt giảm dần tiêu thụ và sản xuất chất Hydrofluorocarbon (HFC). Bản sửa đổi, bổ sung Kigali có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.
2. Chất HFC là gì và gây tác hại đến môi trường như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Chương III của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP ngày 07 tháng 01 năm 2022 của Chính Phủ về Quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô-dôn thì chất gây hiệu ứng nhà kính được quy định như sau:
“Chất gây hiệu ứng nhà kính được kiểm soát là các chất Hydrofluorocarbon (sau đây gọi tắt là HFC).”
HFC là một nhóm hóa chất công nghiệp được sử dụng phổ biến trong cuộc sống: Điều hòa không khí gia đình (HCFC-22; HFC-32; HFC-410A), Các hệ thống cấp đông cho kho lạnh, máy làm đá (HCFC-22; HFC-134A), sản xuất xốp cách nhiệt (HCFC-141b; HFC-245fa), điều hòa không khí trung tâm (HCFC-123, HFC-134A, HFC-410A), Dung môi trong sản xuất mỹ phẩm và dụng cụ y tế (HCFC-225), chất chữa cháy (HFC-227ea; HFC-23).
Theo nghiên cứu của Liên Minh Khí Hậu Và Không Khí Sạch (CCAC), sự tiêu thụ chất HFC chiếm phần lớn (47%) trong lĩnh vực điều hòa không khí, làm lạnh dân dụng, thương mại và công nghiệp. Tuy nhiên, chất HFC gây ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh và đáng kể hơn là chất này tồn tại trong khí quyển từ 15 đến 29 năm. Chất HFC hiện chiếm khoảng 1% tổng lượng khí nhà kính, nhưng tác động của chúng đối với sự nóng lên toàn cầu có thể lớn hơn hàng trăm đến hàng nghìn lần so với tác động của CO2 trên một đơn vị khối lượng. Cụ thể, HFC-134a có khả năng làm nóng gấp 3,790 lần CO2. Việc phát thải chất HFC đang tăng với tốc độ 10-15% mỗi năm và hầu hết các chất HFC được chứa trong thiết bị, do đó khí thải là kết quả của việc mài mòn, bảo dưỡng sai hoặc rò rỉ vào cuối vòng đời của sản phẩm.Thống kê mức tiêu thụ chất HFC của CCAC
3. Việt Nam định hướng kiểm soát chất HFC
Việt Nam đạt được một số thành quả nhất định kể từ khi tham gia vào Nghị định thư Montreal từ năm 1994: Loại trừ hoàn toàn các chất CFC, Halon và CTC từ năm 2010, giảm trừ lần lượt 10% và 35% so với đường tiêu thụ cơ sở của HCFC vào năm 2015 và 2020. Đặc biệt, trong năm 2020, Quốc Hội Việt Nam đã thông qua Luật Bảo vệ môi trường trong đó nội dung về bảo vệ tầng ô-dôn được quy định tại Điều 43 và chi tiết tại Nghị định số 06/2022/NĐ- CP ngày 07/01/2022.
Hiện nay, Việt Nam đang ở pha 2 của Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC và chuẩn bị cho nghĩa vụ cắt giảm lượng tiêu thụ HCFC tới 67% so với đường tiêu thụ cơ sở vào năm 2025 đồng thời thực hiện Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HFC pha 1 bắt đầu vào năm 2024.
Đại diện Việt Nam tham gia và phát biểu tại phiên Hội nghị cấp cao
Theo quy định tại Điều 23 Chương III của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, Việt Nam đã lên kế hoạch và lộ trình cụ thể để kiểm soát, loại trừ các chất gây hiệu ứng nhà kính như sau:
“Lộ trình quản lý, loại trừ các chất HFC theo giai đoạn như sau:
a) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2028: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt mức sản xuất cơ sở;
b) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2029 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2034: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 90% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 90% mức sản xuất cơ sở;
c) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2035 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2039: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 70% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 70% mức sản xuất cơ sở;
d) Giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 2040 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2044: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 50% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 50% mức sản xuất cơ sở;
e) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2045: tổng lượng tiêu thụ quốc gia không vượt 20% mức tiêu thụ cơ sở; tổng lượng sản xuất quốc gia không vượt 20% mức sản xuất cơ sở.”
4. Sản phẩm thay thế: Novec 1230
Trước tình hình chung về việc bảo vệ môi trường, đặc biệt là tại Việt Nam, Công Ty TNHH Phát Triển Công Nghệ và Thương Mại An Phát – An Phat Fire and Security - là đơn vị chuyên nhập khẩu và phân phối các sản phẩm trong ngành công nghệ Phòng Cháy Chữa Cháy. Công ty chúng tôi tích cực hưởng ứng và tuân thủ theo quy định và kế hoạch của Chính phủ về vấn đề kiểm soát, cắt giảm lượng nhập khẩu chất HFC227-ea (FM200).
Bên cạnh đó, Công ty chúng tôi đề xuất đến quý khách hàng sản phẩm thay thế HFC227-ea (FM200) là dung dịch Novec 1230 (do công ty 3M - Mỹ sản xuất) và được nhập khẩu từ Tập đoàn Minimax Viking (Đức – Mỹ). Hệ thống chữa cháy Novec 1230 của nhà sản xuất Viking đạt các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng như VdS, UL, UL-C, FM. Các tiêu chuẩn đảm bảo hiệu quả làm việc mà không gây ảnh hưởng tới môi trường, con người và tài sản. Khi dùng dung dịch Novec 1230, quý khách hàng không cần lo ngại về các quy định/ lệnh cấm hoặc hạn chế sử dụng trong hiện tại và tương lai. Dung dịch này không lo bị loại trừ HFC theo Nghị định thư Montreal.
Dung dịch Novec 1230 là một loại hóa chất chữa cháy bền vững, sử dụng tác nhân sạch nằm trong tiêu chuẩn NFPA 2001 với các đặc tính quan trọng như Chỉ số phá hủy tầng ô-dôn bằng 0, Chỉ số tiềm năng gây nóng địa cầu nhỏ hơn 1 và tuổi thọ tồn lưu trong khí quyển ngắn (3 đến 5 ngày) – tương đương với sự xuất hiện tự nhiên của CO2. Dung dịch này không dẫn điện, không để lại cặn, có thể dập lửa mà vẫn bảo vệ tài sản và hoạt động kinh doanh. Trong văn kiện phê chuẩn của EPA (Cơ quan Bảo vệ Môi sinh Hoa Kỳ) về dung dịch Novec 1230 có chú thích rằng: “cải tiến hơn so với halon 1301, hydrochloro-fluorocarbon (HCFC) và hydrofluorocarbon (HFC) trong phòng cháy chữa cháy...vì sản phẩm giảm thiểu tất cả rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường...”.
Tìm hiểu về dung dịch Novec 1230
Để tìm mua hệ thống chữa cháy Novec 1230 chính hãng, khách hàng hãy liên hệ ngay chúng tôi – An Phát Fire and Security. An Phát được chỉ định là nhà phân phối chính thức sản phẩm chữa cháy tại Việt Nam của nhà sản xuất The Viking Corporation (Mỹ) vào năm 2012.
An Phát tự tin về khả năng cung ứng sản phẩm, tư vấn thiết kế, tư vấn thi công lắp đặt và bảo trì bảo dưỡng. Không chỉ vì kỹ thuật công ty được đào tạo chuyên sâu mà còn vì kinh nghiệm cung cấp sản phẩm cho công trình của chúng tôi nhiều năm qua.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT
Địa chỉ: 119-121-123 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 189 489
Điện thoại: (028) 6269 1495
Email: info@anphat.com