bg sanpham
Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop

Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop CAD-150-1 có thể giám sát lên đến 250 địa chỉ (bao gồm đầu dò, mô đun, đèn, còi hoặc nút nhấn khẩn). Chức năng tự tìm kiếm và tự chẩn đoán thiết bị giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình lắp đặt và chạy thử nghiệm ban đầu.
Có 250 vùng lập trình, 20 LED chỉ thị vùng để báo cháy và báo lỗi, lưu trữ 6.000 sự kiện lịch sử, phần mềm bảo trì và cấu hình miễn phí thông qua cổng USB.
Cung cấp 2 ngõ ra điều khiển chuông được giám sát và 2 ngõ ra rơ le có thể cấu hình. Tích hợp màn hình LCD. Ngõ ra cấp nguồn phụ 24V 500 mA.
Các thiết bị trên mạch tín hiệu (loop) và tủ điều khiển giao tiếp và cấp nguồn qua 2 dây, hỗ trợ kết nối không phân cực khi sử dụng các thiết bị không tích hợp cách ly.

CAD-150-1 Báo cháy địa chỉ 1.000 đ InStock
  • Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop

    CAD-150-1
  • Tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop CAD-150-1 có thể giám sát lên đến 250 địa chỉ (bao gồm đầu dò, mô đun, đèn, còi hoặc nút nhấn khẩn). Chức năng tự tìm kiếm và tự chẩn đoán thiết bị giúp tiết kiệm thời gian trong quá trình lắp đặt và chạy thử nghiệm ban đầu.
    Có 250 vùng lập trình, 20 LED chỉ thị vùng để báo cháy và báo lỗi, lưu trữ 6.000 sự kiện lịch sử, phần mềm bảo trì và cấu hình miễn phí thông qua cổng USB.
    Cung cấp 2 ngõ ra điều khiển chuông được giám sát và 2 ngõ ra rơ le có thể cấu hình. Tích hợp màn hình LCD. Ngõ ra cấp nguồn phụ 24V 500 mA.
    Các thiết bị trên mạch tín hiệu (loop) và tủ điều khiển giao tiếp và cấp nguồn qua 2 dây, hỗ trợ kết nối không phân cực khi sử dụng các thiết bị không tích hợp cách ly.

  • Nhà sản xuất: Detnov
  • Xuất xứ: Tây Ban Nha
  • Tài liệu kỹ thuật:
    N/A

1. Đặc điểm tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop CAD-150-1

Vỏ tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop được làm từ nhựa ABS. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Có thể kết nối mạng (chuẩn F-Network hoặc S-Network) lên tới 32 tủ điều khiển hoặc tủ hiển thị phụ thông qua RS485 hoặc cáp quang. Hỗ trợ giao thức Modbus và Contact ID để giao tiếp với bên thứ ba. Chức năng truy cập từ xa thông qua điện thoại di động, máy tính nếu sử dụng mạch TED-151-CL (Detnov Cloud).

Thông số kỹ thuật của tủ

Tủ điều khiển

- Nguồn điện: 90-264VAC 50/60Hz

- Trạng thái bình thường: CAD-150-1 / CAD-150-1 Mini: 165 mA @ 24 VDC @ 20ºC

- Dung lượng ắc quy: 2 x 7,5Ah

Loop

- Số lượng thiết bị tối đa: 250

- Tải tối đa: 400 mA

- Độ dài vòng lặp tối đa: 2 km

- Điện trở cáp tối đa: 44 Ω

Ngõ ra điều khiển còi

- Tải tối đa: 500 mA mỗi ngõ

- Cấu hình độ trễ: bằng phần mềm

Ngõ ra rơ le: 10A tại 30VDC. Ngõ ra nguồn phụ: 24V, 500 mA. Chỉ số IP: IP30

Đặc điểm vật lý

- Kích thước: 443 mm x 268 mm x 109 mm

- Khối lượng (không có ắc quy): 1,9 kg

tu trung tam bao chay dia chi 1 loop cac loai card mang giao tiep

Các loại card mạng giao tiếp dùng cho tủ báo cháy địa chỉ CAD-150

tu trung tam bao chay dia chi 1 loop cad 150

Tủ báo cháy trung tâm địa chỉ dòng CAD-150

tu trung tam bao chay dia chi 1 loop tich hop may in su kien va gan am tuong

Tủ báo cháy CAD-150 tích hợp máy in sự kiện (trái) và loại gắn âm tường (phải)

Tủ có nhiều tùy chọn, mỗi tùy chọn sẽ có một kích cỡ riêng. Detnov nổi tiếng với hệ thống địa chỉ sử dụng dòng tủ trung tâm báo cháy CAD-150 đạt các tiêu chuẩn chất lượng EN54-2, EN54-4 và EN54-13, EN54-2, EN54-4 và EN54-13 quy định để đáp ứng tất cả các yêu cầu của việc lắp đặt vừa và nhỏ. CAD-150 là dòng tủ trung tâm báo cháy địa chỉ có ngôn ngữ lập trình và thiết kế tiên tiến và hiện đại.

2. Lắp đặt tủ báo cháy CAD-150-1

Bước 1: Lựa chọn ngôn ngữ

Trong các phụ kiện đính kèm có nhãn ký hiệu gồm các ngôn ngữ Anh, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Lựa chọn nhãn có ngôn ngữ thích hợp và gắn vào các khe có đánh dấu là A,B,C.

Bước 2: Đấu dây

Tủ nên được kết nối nguồn và kiểm tra trước khi đấu nối các thiết bị như đầu báo, mô đun, nút nhấn…Nguồn cung cấp cho tủ là 220V và nên được đấu nối thông qua 1 công tắc điều khiển bên ngoài (CB) sử dụng dây 1.5 mm2.

Để tránh bị nhiễu thì dây nguồn và cáp tín hiệu phải đi riêng rẽ, tách biệt nhau. Nếu trường hợp dây tín hiệu loop bị ảnh hưởng bởi các dây nguồn động lực nên sử dụng ống khử nhiễu (ferrite tube) ở gần đầu kết nối.

Hộp chứa tủ được thiết kế in kèm layout vị trí các lỗ gắn vít và vị trí đi dây để lắp đặt tủ. Sử dụng nó để khoan trước các vị trí bắn vít cũng như vị trí đi dây.

Nên sử dụng loại cáp có giáp bảo vệ chống nhiễu để đi dây tín hiệu và kết kết giáp bảo vệ tương ứng lên các terminal và đảm bảo hệ thống được nối đất an toàn.

Bước 3: Mở nguồn tủ

Luôn phải tắt nguồn tủ trước khi thực hiện các đấu nối trên tủ

Luôn phải kết nối nguồn chính trước khi kết nối ắc quy dự phòng

Bước 4: Kết nối nguồn chính

Đấu nối nguồn cho tủ: Nên cấp nguồn và kiểm tra hoạt động của tủ trước khi kết nối các thiết bị như đầu báo, nút nhấn khẩn, v.v. Tủ phải được kết nối thông qua bằng cáp 1,5 mm2.

Đấu nối thiết bị trên loop: Đường loop nên được bố trí dạng loop kín (nghĩa là loop đi từ hai chân S(+) và S(-) ra nối với các thiết bị và sau cùng quay về hai chân R(+) và R(-) trên mạch loop để đảm bảo tín hiệu. Ngoài ra cần nối tiếp địa cho mạch loop (tủ có trạng bị chân tiếp địa trên mạch loop). Dây tín hiệu loop kích thước tối thiểu là 1.5 mm2, chiều dài loop tối đa 2km.

Đấu nối chuông còi trên ngõ NAC: Các thiết bị chuông, đèn còi thường lắp trên ngõ ra NAC phải được đấu nối phân cực (nếu thiết bị không có phân cực cần gắn diode phân cực), và gắn điện trở cuối tuyến (EOL 4k7 Ohm).

Đấu dây nguồn theo đúng ký hiệu được đánh dấu trên tủ. Không được sử dụng cầu chì để tắt/mở tủ mà sử dụng công tắc (CB) bên ngoài.

Bước 5: Kết nối ắc quy dự phòng

Tủ yêu cầu 2 ắc quy 12V / 7Ah (18Ah). Ắc quy được đặt ở vị trí phía dưới tủ và dây kết nối được đi kèm với tủ.

Kết nối ắc quy với tủ phải đúng cực được đánh dấu trên tủ.

Bước 6: Kết nối dây tín hiệu loop

Loop kết nối nên là mạch vòng kín, sử dụng 2 dây có giáp bảo vệ 1.5 mm2. Chiều dài loop tối đa 2000 m, điện trở dây loop phải < 44 Ohms. Loop đi đấu nối vào chân S+ ,S- và . Loop về đấu nối và chân R+, R- đường nối chân nối đất phải được thực hiện liên tục trên đường loop.

Một số mô đun yêu cầu cần nguồn phụ có thể sử dụng nguồn phụ trên tủ 24V, 500 mA (không quá 10 mô đun) hoặc nguồn gần nhất bên ngoài.
Các chuông/đèn bắt buộc phải đấu phân cực và phải thêm diode cho chuông (loại 1N4007) để tránh bị kích hoạt khi ở trạng thái bình thường. Điện trở cuối giám sát đường dây là 4k7.

3. Kiểm tra và bảo trì thiết bị

Kiểm tra hệ thống

Trước khi mở nguồn tủ cần cẩn thận kiểm tra các điểm sau:

- Kiểm tra tất cả các thiết bị được lắp đúng

- Sử dụng đồng hồ để xác nhận các dây kết nối không bị ngắn mạch hoặc hở mạch

- Xác nhận ngõ điều khiển chuông được đấu đúng cực và có điện trở giám sát 4k7

- Kiểm tra nguồn cấp cho tủ là 220Vac và điện áp của ắc quy kết nối đến tủ không lớn hơn 24VDC

Mở nguồn hệ thống

Sau khi đã kiểm tra tất cả các bước trên thì kết nối nguồn:

- Kết nối nguồn chính đến tủ

- Kết nối ắc quy cho tủ (trong trường hợp cần thiết cũng có thể mở tủ chỉ với ắc quy kết nối)

Sau khi kết nối nguồn tất cả các đèn sẽ tắt chỉ trừ đèn xanh báo nguồn.

Trong trường hợp có cài đặt delay cho chuông sẽ có thêm đèn DELAY SOUNDER. Trong trường hợp có thêm đèn khác bật sáng cho thấy có lỗi trong quá trình lắp đặt, cần kiểm tra và sửa lỗi trước khi thực hiện các bước sau.

Các điểm cần kiểm tra trước khi đưa tủ vào vận hành

- Kiểm tra xem tủ đã được lắp đặt đúng chưa.

- Với sự trợ giúp của đồng hồ đo điện để xác minh rằng không có hiện tượng đoản mạch hoặc hở mạch.

- Sử dụng máy kiểm tra để xác minh tính liên tục của đường dây. Xác minh rằng các mạch được kết nối với mô-đun vùng có điện trở cuối đường dây 4k7.

- Xác minh rằng các mạch phát âm thanh được kết nối đúng cực và có điện trở 4K7 EOL.

- Kiểm tra các kết nối đầu ra trên bo mạch chủ. Hãy chắc chắn rằng chúng được cài đặt đúng cách.

- Đặt độ trễ mong muốn cho các đầu ra âm thanh.

- Kiểm tra xem điện áp nguồn có phải là 230VAC hay không bằng cách sử dụng vôn kế và kiểm tra xem acquy có điện áp vượt quá hoặc không đủ 24VDC hay không.

Bảo trì tủ báo cháy

- Kiểm tra hàng ngày: Tủ điều khiển phải thể hiện hoạt động bình thường. Nếu lỗi được ghi lại trong nhật ký sự kiện, hãy thông báo cho công ty chịu trách nhiệm bảo trì thiết bị.

- Kiểm tra hàng tháng: Test trạng thái cài đặt bằng cách kích hoạt các thiết bị địa chỉ.. Bất kỳ sự bất thường nào được phát hiện trong các thử nghiệm này phải được ghi lại vào nhật ký sự cố và có hành động khắc phục càng sớm càng tốt.

- Kiểm tra các dữ kiện trong lịch sử lưu trữ sự kiện , thực hiện các khâu khắc phục cần thiết.

- Kiểm tra các kết nối ắc quy và điện áp tại nguồn AC.

- Tại mỗi loop, kiểm tra chức năng báo động, báo lỗi và các thiết bị phụ trợ.

- Kiểm tra trực quan thiết bị để phát hiện bất kỳ sự gia tăng độ ẩm hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác.

Hệ thống chữa cháy địa chỉ Detnov đã được thiết kế đặc biệt để đáp ứng tất cả các yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ trong toàn bộ dòng sản phẩm của nó để bao gồm từ việc lắp đặt nhỏ nhất đến bảo vệ các cơ sở lắp đặt lớn.

Các trường học, khuôn viên trường đại học, trung tâm mua sắm, tòa nhà công nghiệp, bãi đậu xe, bệnh viện, v.v. hiện đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi do tính đơn giản, độ tin cậy và hoạt động trực quan. Để biết thêm thông tin chi tiết về tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop và thiết bị hệ thống, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT

Địa chỉ: 119-121-123 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0914 189 489

Điện thoại: (028) 6269 1495

Email: info@anphat.com

1. Đặc điểm tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop CAD-150-1

Vỏ tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop được làm từ nhựa ABS. Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ. Có thể kết nối mạng (chuẩn F-Network hoặc S-Network) lên tới 32 tủ điều khiển hoặc tủ hiển thị phụ thông qua RS485 hoặc cáp quang. Hỗ trợ giao thức Modbus và Contact ID để giao tiếp với bên thứ ba. Chức năng truy cập từ xa thông qua điện thoại di động, máy tính nếu sử dụng mạch TED-151-CL (Detnov Cloud).

Thông số kỹ thuật của tủ

Tủ điều khiển

- Nguồn điện: 90-264VAC 50/60Hz

- Trạng thái bình thường: CAD-150-1 / CAD-150-1 Mini: 165 mA @ 24 VDC @ 20ºC

- Dung lượng ắc quy: 2 x 7,5Ah

Loop

- Số lượng thiết bị tối đa: 250

- Tải tối đa: 400 mA

- Độ dài vòng lặp tối đa: 2 km

- Điện trở cáp tối đa: 44 Ω

Ngõ ra điều khiển còi

- Tải tối đa: 500 mA mỗi ngõ

- Cấu hình độ trễ: bằng phần mềm

Ngõ ra rơ le: 10A tại 30VDC. Ngõ ra nguồn phụ: 24V, 500 mA. Chỉ số IP: IP30

Đặc điểm vật lý

- Kích thước: 443 mm x 268 mm x 109 mm

- Khối lượng (không có ắc quy): 1,9 kg

tu trung tam bao chay dia chi 1 loop cac loai card mang giao tiep

Các loại card mạng giao tiếp dùng cho tủ báo cháy địa chỉ CAD-150

tu trung tam bao chay dia chi 1 loop cad 150

Tủ báo cháy trung tâm địa chỉ dòng CAD-150

tu trung tam bao chay dia chi 1 loop tich hop may in su kien va gan am tuong

Tủ báo cháy CAD-150 tích hợp máy in sự kiện (trái) và loại gắn âm tường (phải)

Tủ có nhiều tùy chọn, mỗi tùy chọn sẽ có một kích cỡ riêng. Detnov nổi tiếng với hệ thống địa chỉ sử dụng dòng tủ trung tâm báo cháy CAD-150 đạt các tiêu chuẩn chất lượng EN54-2, EN54-4 và EN54-13, EN54-2, EN54-4 và EN54-13 quy định để đáp ứng tất cả các yêu cầu của việc lắp đặt vừa và nhỏ. CAD-150 là dòng tủ trung tâm báo cháy địa chỉ có ngôn ngữ lập trình và thiết kế tiên tiến và hiện đại.

2. Lắp đặt tủ báo cháy CAD-150-1

Bước 1: Lựa chọn ngôn ngữ

Trong các phụ kiện đính kèm có nhãn ký hiệu gồm các ngôn ngữ Anh, Ý, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Lựa chọn nhãn có ngôn ngữ thích hợp và gắn vào các khe có đánh dấu là A,B,C.

Bước 2: Đấu dây

Tủ nên được kết nối nguồn và kiểm tra trước khi đấu nối các thiết bị như đầu báo, mô đun, nút nhấn…Nguồn cung cấp cho tủ là 220V và nên được đấu nối thông qua 1 công tắc điều khiển bên ngoài (CB) sử dụng dây 1.5 mm2.

Để tránh bị nhiễu thì dây nguồn và cáp tín hiệu phải đi riêng rẽ, tách biệt nhau. Nếu trường hợp dây tín hiệu loop bị ảnh hưởng bởi các dây nguồn động lực nên sử dụng ống khử nhiễu (ferrite tube) ở gần đầu kết nối.

Hộp chứa tủ được thiết kế in kèm layout vị trí các lỗ gắn vít và vị trí đi dây để lắp đặt tủ. Sử dụng nó để khoan trước các vị trí bắn vít cũng như vị trí đi dây.

Nên sử dụng loại cáp có giáp bảo vệ chống nhiễu để đi dây tín hiệu và kết kết giáp bảo vệ tương ứng lên các terminal và đảm bảo hệ thống được nối đất an toàn.

Bước 3: Mở nguồn tủ

Luôn phải tắt nguồn tủ trước khi thực hiện các đấu nối trên tủ

Luôn phải kết nối nguồn chính trước khi kết nối ắc quy dự phòng

Bước 4: Kết nối nguồn chính

Đấu nối nguồn cho tủ: Nên cấp nguồn và kiểm tra hoạt động của tủ trước khi kết nối các thiết bị như đầu báo, nút nhấn khẩn, v.v. Tủ phải được kết nối thông qua bằng cáp 1,5 mm2.

Đấu nối thiết bị trên loop: Đường loop nên được bố trí dạng loop kín (nghĩa là loop đi từ hai chân S(+) và S(-) ra nối với các thiết bị và sau cùng quay về hai chân R(+) và R(-) trên mạch loop để đảm bảo tín hiệu. Ngoài ra cần nối tiếp địa cho mạch loop (tủ có trạng bị chân tiếp địa trên mạch loop). Dây tín hiệu loop kích thước tối thiểu là 1.5 mm2, chiều dài loop tối đa 2km.

Đấu nối chuông còi trên ngõ NAC: Các thiết bị chuông, đèn còi thường lắp trên ngõ ra NAC phải được đấu nối phân cực (nếu thiết bị không có phân cực cần gắn diode phân cực), và gắn điện trở cuối tuyến (EOL 4k7 Ohm).

Đấu dây nguồn theo đúng ký hiệu được đánh dấu trên tủ. Không được sử dụng cầu chì để tắt/mở tủ mà sử dụng công tắc (CB) bên ngoài.

Bước 5: Kết nối ắc quy dự phòng

Tủ yêu cầu 2 ắc quy 12V / 7Ah (18Ah). Ắc quy được đặt ở vị trí phía dưới tủ và dây kết nối được đi kèm với tủ.

Kết nối ắc quy với tủ phải đúng cực được đánh dấu trên tủ.

Bước 6: Kết nối dây tín hiệu loop

Loop kết nối nên là mạch vòng kín, sử dụng 2 dây có giáp bảo vệ 1.5 mm2. Chiều dài loop tối đa 2000 m, điện trở dây loop phải < 44 Ohms. Loop đi đấu nối vào chân S+ ,S- và . Loop về đấu nối và chân R+, R- đường nối chân nối đất phải được thực hiện liên tục trên đường loop.

Một số mô đun yêu cầu cần nguồn phụ có thể sử dụng nguồn phụ trên tủ 24V, 500 mA (không quá 10 mô đun) hoặc nguồn gần nhất bên ngoài.
Các chuông/đèn bắt buộc phải đấu phân cực và phải thêm diode cho chuông (loại 1N4007) để tránh bị kích hoạt khi ở trạng thái bình thường. Điện trở cuối giám sát đường dây là 4k7.

3. Kiểm tra và bảo trì thiết bị

Kiểm tra hệ thống

Trước khi mở nguồn tủ cần cẩn thận kiểm tra các điểm sau:

- Kiểm tra tất cả các thiết bị được lắp đúng

- Sử dụng đồng hồ để xác nhận các dây kết nối không bị ngắn mạch hoặc hở mạch

- Xác nhận ngõ điều khiển chuông được đấu đúng cực và có điện trở giám sát 4k7

- Kiểm tra nguồn cấp cho tủ là 220Vac và điện áp của ắc quy kết nối đến tủ không lớn hơn 24VDC

Mở nguồn hệ thống

Sau khi đã kiểm tra tất cả các bước trên thì kết nối nguồn:

- Kết nối nguồn chính đến tủ

- Kết nối ắc quy cho tủ (trong trường hợp cần thiết cũng có thể mở tủ chỉ với ắc quy kết nối)

Sau khi kết nối nguồn tất cả các đèn sẽ tắt chỉ trừ đèn xanh báo nguồn.

Trong trường hợp có cài đặt delay cho chuông sẽ có thêm đèn DELAY SOUNDER. Trong trường hợp có thêm đèn khác bật sáng cho thấy có lỗi trong quá trình lắp đặt, cần kiểm tra và sửa lỗi trước khi thực hiện các bước sau.

Các điểm cần kiểm tra trước khi đưa tủ vào vận hành

- Kiểm tra xem tủ đã được lắp đặt đúng chưa.

- Với sự trợ giúp của đồng hồ đo điện để xác minh rằng không có hiện tượng đoản mạch hoặc hở mạch.

- Sử dụng máy kiểm tra để xác minh tính liên tục của đường dây. Xác minh rằng các mạch được kết nối với mô-đun vùng có điện trở cuối đường dây 4k7.

- Xác minh rằng các mạch phát âm thanh được kết nối đúng cực và có điện trở 4K7 EOL.

- Kiểm tra các kết nối đầu ra trên bo mạch chủ. Hãy chắc chắn rằng chúng được cài đặt đúng cách.

- Đặt độ trễ mong muốn cho các đầu ra âm thanh.

- Kiểm tra xem điện áp nguồn có phải là 230VAC hay không bằng cách sử dụng vôn kế và kiểm tra xem acquy có điện áp vượt quá hoặc không đủ 24VDC hay không.

Bảo trì tủ báo cháy

- Kiểm tra hàng ngày: Tủ điều khiển phải thể hiện hoạt động bình thường. Nếu lỗi được ghi lại trong nhật ký sự kiện, hãy thông báo cho công ty chịu trách nhiệm bảo trì thiết bị.

- Kiểm tra hàng tháng: Test trạng thái cài đặt bằng cách kích hoạt các thiết bị địa chỉ.. Bất kỳ sự bất thường nào được phát hiện trong các thử nghiệm này phải được ghi lại vào nhật ký sự cố và có hành động khắc phục càng sớm càng tốt.

- Kiểm tra các dữ kiện trong lịch sử lưu trữ sự kiện , thực hiện các khâu khắc phục cần thiết.

- Kiểm tra các kết nối ắc quy và điện áp tại nguồn AC.

- Tại mỗi loop, kiểm tra chức năng báo động, báo lỗi và các thiết bị phụ trợ.

- Kiểm tra trực quan thiết bị để phát hiện bất kỳ sự gia tăng độ ẩm hoặc bất kỳ hư hỏng nào khác.

Hệ thống chữa cháy địa chỉ Detnov đã được thiết kế đặc biệt để đáp ứng tất cả các yêu cầu về chức năng và thẩm mỹ trong toàn bộ dòng sản phẩm của nó để bao gồm từ việc lắp đặt nhỏ nhất đến bảo vệ các cơ sở lắp đặt lớn.

Các trường học, khuôn viên trường đại học, trung tâm mua sắm, tòa nhà công nghiệp, bãi đậu xe, bệnh viện, v.v. hiện đang sử dụng sản phẩm của chúng tôi do tính đơn giản, độ tin cậy và hoạt động trực quan. Để biết thêm thông tin chi tiết về tủ trung tâm báo cháy địa chỉ 1 loop và thiết bị hệ thống, xin vui lòng liên hệ để được tư vấn:

CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT

Địa chỉ: 119-121-123 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh

Hotline: 0914 189 489

Điện thoại: (028) 6269 1495

Email: info@anphat.com

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây