Khái niệm môi trường nguy hiểm, còn gọi là vùng nguy hiểm (Hazardous Area) được xác định là các khu vực có nguy cơ cháy nổ do các khí hoặc hơi dễ cháy, chất lỏng dễ cháy, bụi cháy, sợi hoặc hạt bay dễ cháy. (theo Tiêu chuẩn điện quốc gia Hoa Kỳ-NEC). Các khu vực nguy hiểm được phân loại như sau:
Khu vực 1
Khu vực này thường có sự hiện diện của các loại khí dễ cháy hoặc hơi trong không khí, như khí gas tự nhiên hoặc hơi xăng. Khi có khí này trong không khí sẽ xuất hiện nguy cơ cháy nổ, sẽ gây nên đám cháy nếu nếu một nguồn điện hoặc các nguồn phát lửa xuất hiện. Phân loại vùng nguy hiểm này là vùng I (Class I Hazardous Location). Vùng I nguy hiểm (Class I Hazardous Location) là vùng trong đó có khí hoặc hơi dễ cháy. Các vùng I điển hình là:
Nhà máy lọc dầu, kho chứa xăng và khu vực pha chế;
Khu vực chưng cất mà có xuất xuất hiện hơi dễ cháy;
Khu vực phun sơn;
Khu bảo dưỡng máy bay (Aircraft hangars) và khu vực cấp nhiên liệu;
Nhà máy điện khí mà quá trình vận hành bao gồm lưu trữ và quản lý khí đốt hóa lỏng hoặc khí tự nhiên.
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
➦ Xem thêm: Giá đầu báo nhiệt Hochiki loại địa chỉ, thường
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
Khu vực II
Đây là khu vực có sự hiện diện của bụi cháy. Hạt bụi cháy, lơ lửng trong không khí, có thể gây ra một vụ nổ lớn. Khu vực II điển hình gồm:
Băng chuyền;
Nhà máy bột và thức ăn chăn nuôi;
Nhà máy sản xuất sử dụng hoặc lưu trữ bột magnesium hoặc bột nhôm;
Nhà máy nhựa, dược phẩm, pháo hoa;
Nhà máy tinh bột hoặc bánh kẹo;
Nhà máy gia vị, đường hoặc chế biến ca cao;
Nhà máy tuyển than hoặc xử lý các bon.
Khu vực III
Khu vực này theo NEC là có sợi hoặc bụi dễ cháy, do các loại vật liệu được xử lý, lưu trữ, chế biến. Các sợi và bụi không được lọc khỏi không khí, sẽ đọng lại xung quanh máy móc hoặc thiết bị chiếu sáng và tỏa nhiệt, một tia lửa hoặc kim loại nóng có thể gây cháy. Một số dạng vùng III điển hình:
Nhà máy dệt, bông sợi;
Nhà máy chế biến sợi bông, hạt lanh;
Nhà máy chế biến gỗ, mùn cưa.
Tình trạng khu vực nguy hiểm
Ngoài vùng nguy hiểm, NEC còn xét đến tình trạng khu vực nguy hiểm là những nguy cơ xuất hiện. Mã của chất nguy hiểm được đưa vào trong mô tả trong hai phần, đầu tiên, điều kiện bình thường, và, thứ hai, điều kiện bất thường.
Trong điều kiện bình thường, chất nguy hiểm dự kiến sẽ có mặt trong hoạt động sản xuất hàng ngày hoặc trong quá trình sửa chữa và bảo trì hoạt động thường xuyên.
Khi chất độc hại dự kiến sẽ được đóng trong thùng kín hoặc các hệ thống khép kín xuất hiện khi bị đổ vỡ do vô ý hoặc thao tác thì tình trạng gọi là "bất thường."
Mã cho hai tình trạng này rất đơn giản: Division 1- Bình thường và Division 2 - Bất bình thường. Class I, Class II và Class III vùng nguy hiểm có thể thuộc Division 1 hoặc Division 2.
Ví dụ điển hình khu vực nguy hiểm Class I, Division 1 là khu vực chứa dầu hoặc gần van nhà máy lọc dầu, trong đó chất liệu dễ cháy luôn xuất hiện trong điều kiện vận hành bình thường.
Chúng ta đã phân loại ba khu vực nguy hiểm:
Class I - khí gas hoặc hơi dễ cháy
Class II - bụi
Class III - sợi và bụi bay
Và các điều kiện
Division 1 - Điều kiện bình thường
Division 2 - Điều kiện không bình thường
Để nhận tư vấn chính xác cho từng dự án cũng như báo giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT
Địa chỉ: 119-121-123 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 189 489
Điện thoại: (028) 6269 1495
Email: info@anphat.com