- Đạt tiêu chuẩn EN54-12
- Có màn hình hướng dẫn kỹ thuật và lazer chỉ hướng để căn chỉnh
- Thiết kế kiểu phản xạ
- Phạm vi giám sát rộng từ 8-100 m
- 3 mức độ nhạy
- Tích hợp bộ vi xử lý
- Chức năng tự chẩn đoán, theo dõi các lỗi bên trong
- Tự động bù trôi
- Tiếp điểm relay báo cháy và báo lỗi
- Phương pháp căn chỉnh thân thiện với người dùng thực
Đầu báo beam Tanda TX7130 là thiết bị dạng phản xạ. Thích hợp sử dụng cho các khu vực có diện tích lớn như: Kho chứa hàng, nhà máy, viện bảo tàng, trung tâm thương mại…Với những ưu điểm dễ dàng lắp ráp, thân thiện với người dùng, dưới đây là một số đặc điểm khác về đầu beam giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thiết bị này từ An Phát
Đầu báo beam Tanda là một trong những mẫu thiết bị với thiết kế nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm có cấu tạo 2 phần riêng biệt gồm: Đầu dò (bao gồm 1 đầu beam và 1 đầu thu trong 1 vỏ) và tấm phản xạ (hay gương phản xạ).
Nguyên lý hoạt động: đầu beam hoạt động dựa trên nguyên lý che khuất ánh sáng. Đối với TX7130, bộ phát phát ra chùm tia hồng ngoại đến và phản xạ lại chùm tia hồng ngoại đến bộ thu. Ở điều kiện bình thường, cường độ tia hồng ngoại nhận được tại bộ thu luôn ổn định. Khi có sự cố cháy, các hạt khói xuất hiện chắn ngang đường truyền tia hồng ngoại của thiết bị khiến cường độ hồng ngoại nhận được tại bộ thu giảm. Lúc này, tiếp điểm báo cháy sẽ đóng lại, và thông báo sự cháy đến tủ trung tâm.
Đầu beam Tanda được tích hợp sẵn laser căn chỉnh để định chính xác vị trí lắp đặt tấm phản xạ ở mặt phẳng đối diện. Tính năng này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho người lắp đặt; đồng thời giúp bảo hành, bảo trì sản phẩm cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên tính năng không khả dụng đối với trường hợp khu vực lắp đặt thiết bị quá sáng hoặc khoảng cách giữa đầu dò và gương phản xạ quá xa dẫn đến không quan sát được chùm tia laser.
Cấu tạo đầu báo khói beam Tanda TX7130
Tùy theo nhu cầu sử dụng đầu beam Tanda, chúng ta có thể căn chỉnh phạm vi giám sát trong khoảng 8 đến 100m theo 3 độ nhạy khác nhau 2.6dB, 3.8dB và 5.8dB. Điều này cho phép đầu báo beam Tanda giảm thiểu báo giả do tác động từ môi trường (ngoài trừ đám cháy).
TX7130 cũng có khả năng bù độ nhạy tự động. Tức tự điều chỉnh cường độ tia chiếu theo mức độ tự nhiên làm ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu chùm tia phản xạ. Đặc điểm này giúp đầu beam Tanda được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng sản xuất.
Ngoài ra, thiết bị còn có một số đặc điểm sau:
- Đạt tiêu chuẩn EN54-12
- Tính năng tự giám sát lỗi bên trong
- Tự động bù độ nhạy
- Tiếp điểm relay báo cháy và báo lỗi
Trên thị trường đầu beam được biết đến rất nhiều vì công dụng và sự tiện lợi sử dụng của thiết bị.
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
➦ Xem thêm Đầu báo beam và nguyên lý hoạt động - Giải pháp báo cháy cho nhà xưởng
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
Đầu báo khói beam Tanda TX7130 là đầu khói dạng tia chiếu. Ngoài EN54-12, còn đạt tiêu chuẩn LPCB, CE-CPR. Phạm vi giám sát rộng, tính từ vị trí lắp đặt đầu dò và tấm phản xạ, có thể điều chỉnh trong 4 khoảng tương ứng với số thiết bị phản xạ:
- Khoảng cách 1: 8 đến 20m (1 tấm)
- Khoảng cách 2: 20 đến 40m (1 tấm)
- Khoảng cách 3: 40 đến 70m (4 tấm)
- Khoảng cách 4: 70 đến 100m (4 tấm)
Người sử dụng có thể lập trình độ nhạy khói theo 3 mức 2.6dB, 3.8dB và 5.8dB tùy theo đặc điểm của vị trí lắp đặt.
Điện áp hoạt động | 20 V đến 28 V DC |
Dòng chờ | 23mA |
Dòng báo động | 33mA |
Độ nhạy | Mức 1: 2.6 dB (Độ nhạy cao) |
Mức 2: 3.8 dB (Độ nhạy trung bình) | |
Mức 3: 5.8 dB (Độ nhạy thấp) | |
Độ lệch góc tối đa | ±0.5º |
LED chỉ báo | LED đỏ: Báo cháy |
LED vàng: Báo lỗi | |
LED xanh lá: Tình trạng bình thường | |
Thời gian reset | Dưới 2s |
Công suất relay | Thường mở (NO) 2.0 A @ 30 VDC |
Chất liệu | ABS màu trắng |
Kích thước | L:190.87 x W:126.87 x H:91.96 (mm) |
Trọng lượng | 440 gm |
IP | IP30 - không dán keo |
IP66 - có xử lý dán keo | |
Nhiệt độ môi trường | 10°C đến 55°C |
Độ ẩm môi trường | 0 đến 95% không ngưng tụ |
Với các đặc điểm kỹ thuật trên, đầu báo khói beam Tanda TX7130 thích hợp sử dụng tại các công trình nhà xưởng, kho hàng, trung tâm thương mại, điểm vui chơi giải trí, triển lãm, nhà máy, viện bảo tàng v.v. những nơi có trần cao, diện tích rộng và thường xuyên có một lượng khói hoặc bụi nhất định trong không khí.
Đầu báo khói Tanda hoạt động theo nguyên lý dò tia hồng ngoại, chùm tia sáng giữa bộ phát và tấm phản xạ không nhìn thấy được nên khi lắp đặt, lưu ý không để vật chắn giữa luồng tia chiếu để tránh báo động giả.
Mô phỏng nguyên lý hoạt động của Tanda TX713
- Nếu trần thấp hơn 8m, đầu beam phải được lắp thấp hơn từ 0.5-1m so với trần.
- Nếu trần cao hơn 8m thì vị trí đầu beam phải thấp hơn tối thiểu 0.5m so với trần.
- Khu vực lắp đặt đầu dò bằng phẳng, tránh ánh nắng trực tiếp, xung quanh không có vật liệu phản chiếu. Không gian khô ráo, sạch sẽ, tránh các va đập vật lý.
Chiều cao lắp đặt beam Tand
- Lắp đặt số lượng sản phẩm phản xạ theo nhu cầu sử dụng của công trình. Căn chỉnh theo chỉ dẫn laser của thiết bị và cố định gương để tránh sai lệch.
Căn chỉnh laser của thiết bị và cố định gương
Lắp đặt:
Bước 1: Đánh dấu vị trí lắp vít cố định bằng khung lắp.
Bước 2: Cố định khung và lắp đế vào
Bước 3: Lắp đặt tấm phản xạ
Bước 4: Đấu dây
Sử dụng dây điện, tiết diện 1.5mm ². Các ngõ đấu dây như sau:
- Ngõ D1 (+), D2 (-) để đấu nối nguồn
- Ngõ S1 và S2 để đấu nối bộ lập trình cầm tay
- Ngõ HJ1 và HJ2 để đấu nối đầu ra tín hiệu báo cháy (NO: thường mở)
- Ngõ GZ1 và GZ2 để đấu nối đầu ra tín hiệu báo lỗi (NC: thường đóng)
Lập trình độ nhạy và phạm vi giám sát:
Độ nhạy và phạm vi giám sát của đầu báo khói beam Tanda TX7130 có thể điều chỉnh bằng bộ lập trình cầm tay.
Kết nối bộ định địa chỉ cầm tay
Bước 1: Đấu nối cổng S1 và S2.
Bước 2: Khởi động bộ lập trình, bấm phím “1” để xem địa chỉ thiết bị (khi lắp trong hệ thống báo cháy địa chỉ); độ nhạy khói và ID. Bấm phím “page” để xem phạm vi giám sát.
- Bấm “Page” lần nữa để quay lại thông số lúc trước.
- Bấm “Exit” để thoát khỏi chương trình.
Cài đặt địa chỉ bằng bộ định địa chỉ cầm tay
Bước 3: Điều chỉnh độ nhạy:
Lưu ý: Trước khi đi vào điều chỉnh độ nhạy, công tắc DIP phải được đưa về chế độ Disable như hình bên dưới:
Trạng thái DIP Switch ở Disabled Mode
- Bấm phím “3” để bộ lập trình hiển thị độ nhạy và phạm vi giám sát.
Nhập độ nhạy ở cấp độ số 1, 2, 3 (Tương ứng với 2.6dB, 3.8dB và 5.8dB) bằng cách bấm phím “Clear” và nhập giá trị vào rồi bấm phím “Write”. Khi con trỏ nhảy sang ô chỉ phạm vi giám sát có nghĩa là độ nhạy đã được lưu vào chương trình. Nếu có chữ “Fail” hiện ra có nghĩa là lỗi chưa nhập được và cần phải thực hiện lại.
Cài đặt độ nhạy cho đầu báo
Bước 4: Điều chỉnh phạm vi giám sát
- Bấm phím “3” để bộ lập trình hiển thị độ nhạy và phạm vi giám sát.
- Sau đó bấm phím “0 /Page” để con trỏ chỉ đến ô định phạm vi giám sát. Nhập giá trị 1, 2, 3, 4 tương ứng với các giá trị 8 đến 20m, 20 đến 40m, 40 đến 70m và 70 đến 100m rồi nhấn “Write”.
- Nếu hiển thị “Success” nghĩa là đã nhập thành công, nếu hiện “Fail” nghĩa là chưa nhập được và cần làm lại.
Cài đặt độ che khuất khoảng cách giám sát
Căn chỉnh phạm vi:
Bước 1: Căn chỉnh đầu beam
Tháo nắp che và cấp nguồn. Đặt đầu tô vít có từ tính lên công tắc từ (SW1). Sau một lúc đèn LED màu xanh (HL2) sẽ bật lên hoặc nhấp nháy, nhấc đầu tô vít có từ tính ra và để cân chỉnh tự động.
Bước 2: Căn chỉnh tấm phản xạ đầu beam Tanda
Đèn laser trợ căn chỉnh chiếu từ đầu thu phát đến tấm phản xạ. Điều chỉnh vít căn chỉnh trên đầu thu phát sao cho tia laser chiếu đúng tâm của tấm phản xạ.
Trong quá trình này, nếu đèn hướng dẫn chỉ báo hiển thị số [0] có nghĩa là vị trí gương phản xạ chưa đúng và cần tiếp tục điều chỉnh định vị. Các con số khác được hiển thị và thay đổi liên tục không phải là con số chỉ thị mức độ mạnh yếu của tín hiệu.
Bước 3: Căn chỉnh thành công
Điều chỉnh độ mạnh yếu tín hiệu bằng vít căn chỉnh trên đầu thu phát, khi đó màn hình trên thiết bị sẽ thể hiện các con số từ 1 đến 8, biểu thị độ mạnh yếu của tín hiệu. Cố gắng đạt số 8 là tốt nhất. Tuy nhiên, với những khoảng cách xa, số 2 hay số 3 cũng chấp nhận được.
Nếu màn hình hiển thị số 9 tức là thiết lập phạm vi giám sát không tương thích. Tắt đầu beam đi và lập trình lại khoảng cách bằng bộ lập trình bằng tay.
Khi đèn LED màu xanh (HL2) sáng liên tục nghĩa là cường độ tín hiệu được chấp nhận.
Bước 4: Cài đặt thành công
Lắp lại nắp che và cố định lại, đặt tô vít có đầu từ tính lên công tắc từ. Khi đèn LED màu xanh tắt đi, nhấc tô vít có đầu từ tính ra để kết thúc phần hiệu chỉnh và chuyển sang chế độ giám sát. Đèn LED màu vàng và màu xanh sẽ lần lượt nháy khoảng 3 giây, rồi đến đèn LED màu đỏ nhấp nháy 3 giây 1 lần, cho biết sản phẩm đã vận hành thành công.
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
➦ Các loại đầu báo beam Hochiki - Nguyên lý hoạt động và báo giá
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
Kiểm tra hoạt đ ộng:
Sau khi chỉnh đầu dò xong khoảng 20s, che đầu beam và đầu nhận bằng tấm thử IR Light Filter, nếu hoạt động bình thường đầu dò sẽ báo cháy trong 30s và LED đỏ sáng. Tiếp điểm HJ1 và HJ2 sẽ chuyển sang trạng thái thường đóng (NC). Bỏ tấm thử ra và tắt nguồn ít nhất 2s để thiết lập lại (reset).
Kiểm tra lỗi:
Che kín đầu beam bằng tấm thử IR Light Filter, ngay lập tức beam sẽ báo lỗi, đèn vàng sáng. Tiếp điểm GZ1 và GZ2 sẽ chuyển sang trạng thái thường đóng (NC).
Nếu bỏ tấm thử ra trước 15s, thiết bị sẽ tự động trở lại trạng thái bình thường. Nếu tấm thử để lâu hơn 15s hoặc không được lấy ra, tín hiệu báo cháy sẽ được kích hoạt. Tắt nguồn ít nhất 2s để thiết lập lại (reset).
Tham khảo thêm TCVN 5738:2001 về yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt đầu beam.
Bài viết trên là các thông tin cơ bản và đặc điểm nổi bật cũng như là quy trình lắp đặt của đầu báo beam Tanda. Nếu bạn có quan tâm đến sản phẩm, tại PCCC An Phát bạn sẽ được tư vấn báo giá đầu báo khói beam Tanda TX7130 cho bạn tốt nhất và uy tín để có thể được sản phẩm chính hãng và an toàn.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT
Địa chỉ: 119-121 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 189 489
Điện thoại: (028) 6269 1495
Email: info@anphat.com
Đầu báo beam Tanda TX7130 là thiết bị dạng phản xạ. Thích hợp sử dụng cho các khu vực có diện tích lớn như: Kho chứa hàng, nhà máy, viện bảo tàng, trung tâm thương mại…Với những ưu điểm dễ dàng lắp ráp, thân thiện với người dùng, dưới đây là một số đặc điểm khác về đầu beam giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về thiết bị này từ An Phát
Đầu báo beam Tanda là một trong những mẫu thiết bị với thiết kế nhỏ gọn, có tính thẩm mỹ cao. Sản phẩm có cấu tạo 2 phần riêng biệt gồm: Đầu dò (bao gồm 1 đầu beam và 1 đầu thu trong 1 vỏ) và tấm phản xạ (hay gương phản xạ).
Nguyên lý hoạt động: đầu beam hoạt động dựa trên nguyên lý che khuất ánh sáng. Đối với TX7130, bộ phát phát ra chùm tia hồng ngoại đến và phản xạ lại chùm tia hồng ngoại đến bộ thu. Ở điều kiện bình thường, cường độ tia hồng ngoại nhận được tại bộ thu luôn ổn định. Khi có sự cố cháy, các hạt khói xuất hiện chắn ngang đường truyền tia hồng ngoại của thiết bị khiến cường độ hồng ngoại nhận được tại bộ thu giảm. Lúc này, tiếp điểm báo cháy sẽ đóng lại, và thông báo sự cháy đến tủ trung tâm.
Đầu beam Tanda được tích hợp sẵn laser căn chỉnh để định chính xác vị trí lắp đặt tấm phản xạ ở mặt phẳng đối diện. Tính năng này giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức cho người lắp đặt; đồng thời giúp bảo hành, bảo trì sản phẩm cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên tính năng không khả dụng đối với trường hợp khu vực lắp đặt thiết bị quá sáng hoặc khoảng cách giữa đầu dò và gương phản xạ quá xa dẫn đến không quan sát được chùm tia laser.
Cấu tạo đầu báo khói beam Tanda TX7130
Tùy theo nhu cầu sử dụng đầu beam Tanda, chúng ta có thể căn chỉnh phạm vi giám sát trong khoảng 8 đến 100m theo 3 độ nhạy khác nhau 2.6dB, 3.8dB và 5.8dB. Điều này cho phép đầu báo beam Tanda giảm thiểu báo giả do tác động từ môi trường (ngoài trừ đám cháy).
TX7130 cũng có khả năng bù độ nhạy tự động. Tức tự điều chỉnh cường độ tia chiếu theo mức độ tự nhiên làm ảnh hưởng đến cường độ tín hiệu chùm tia phản xạ. Đặc điểm này giúp đầu beam Tanda được sử dụng nhiều trong các nhà xưởng sản xuất.
Ngoài ra, thiết bị còn có một số đặc điểm sau:
- Đạt tiêu chuẩn EN54-12
- Tính năng tự giám sát lỗi bên trong
- Tự động bù độ nhạy
- Tiếp điểm relay báo cháy và báo lỗi
Trên thị trường đầu beam được biết đến rất nhiều vì công dụng và sự tiện lợi sử dụng của thiết bị.
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
➦ Xem thêm Đầu báo beam và nguyên lý hoạt động - Giải pháp báo cháy cho nhà xưởng
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
Đầu báo khói beam Tanda TX7130 là đầu khói dạng tia chiếu. Ngoài EN54-12, còn đạt tiêu chuẩn LPCB, CE-CPR. Phạm vi giám sát rộng, tính từ vị trí lắp đặt đầu dò và tấm phản xạ, có thể điều chỉnh trong 4 khoảng tương ứng với số thiết bị phản xạ:
- Khoảng cách 1: 8 đến 20m (1 tấm)
- Khoảng cách 2: 20 đến 40m (1 tấm)
- Khoảng cách 3: 40 đến 70m (4 tấm)
- Khoảng cách 4: 70 đến 100m (4 tấm)
Người sử dụng có thể lập trình độ nhạy khói theo 3 mức 2.6dB, 3.8dB và 5.8dB tùy theo đặc điểm của vị trí lắp đặt.
Điện áp hoạt động | 20 V đến 28 V DC |
Dòng chờ | 23mA |
Dòng báo động | 33mA |
Độ nhạy | Mức 1: 2.6 dB (Độ nhạy cao) |
Mức 2: 3.8 dB (Độ nhạy trung bình) | |
Mức 3: 5.8 dB (Độ nhạy thấp) | |
Độ lệch góc tối đa | ±0.5º |
LED chỉ báo | LED đỏ: Báo cháy |
LED vàng: Báo lỗi | |
LED xanh lá: Tình trạng bình thường | |
Thời gian reset | Dưới 2s |
Công suất relay | Thường mở (NO) 2.0 A @ 30 VDC |
Chất liệu | ABS màu trắng |
Kích thước | L:190.87 x W:126.87 x H:91.96 (mm) |
Trọng lượng | 440 gm |
IP | IP30 - không dán keo |
IP66 - có xử lý dán keo | |
Nhiệt độ môi trường | 10°C đến 55°C |
Độ ẩm môi trường | 0 đến 95% không ngưng tụ |
Với các đặc điểm kỹ thuật trên, đầu báo khói beam Tanda TX7130 thích hợp sử dụng tại các công trình nhà xưởng, kho hàng, trung tâm thương mại, điểm vui chơi giải trí, triển lãm, nhà máy, viện bảo tàng v.v. những nơi có trần cao, diện tích rộng và thường xuyên có một lượng khói hoặc bụi nhất định trong không khí.
Đầu báo khói Tanda hoạt động theo nguyên lý dò tia hồng ngoại, chùm tia sáng giữa bộ phát và tấm phản xạ không nhìn thấy được nên khi lắp đặt, lưu ý không để vật chắn giữa luồng tia chiếu để tránh báo động giả.
Mô phỏng nguyên lý hoạt động của Tanda TX713
- Nếu trần thấp hơn 8m, đầu beam phải được lắp thấp hơn từ 0.5-1m so với trần.
- Nếu trần cao hơn 8m thì vị trí đầu beam phải thấp hơn tối thiểu 0.5m so với trần.
- Khu vực lắp đặt đầu dò bằng phẳng, tránh ánh nắng trực tiếp, xung quanh không có vật liệu phản chiếu. Không gian khô ráo, sạch sẽ, tránh các va đập vật lý.
Chiều cao lắp đặt beam Tand
- Lắp đặt số lượng sản phẩm phản xạ theo nhu cầu sử dụng của công trình. Căn chỉnh theo chỉ dẫn laser của thiết bị và cố định gương để tránh sai lệch.
Căn chỉnh laser của thiết bị và cố định gương
Lắp đặt:
Bước 1: Đánh dấu vị trí lắp vít cố định bằng khung lắp.
Bước 2: Cố định khung và lắp đế vào
Bước 3: Lắp đặt tấm phản xạ
Bước 4: Đấu dây
Sử dụng dây điện, tiết diện 1.5mm ². Các ngõ đấu dây như sau:
- Ngõ D1 (+), D2 (-) để đấu nối nguồn
- Ngõ S1 và S2 để đấu nối bộ lập trình cầm tay
- Ngõ HJ1 và HJ2 để đấu nối đầu ra tín hiệu báo cháy (NO: thường mở)
- Ngõ GZ1 và GZ2 để đấu nối đầu ra tín hiệu báo lỗi (NC: thường đóng)
Lập trình độ nhạy và phạm vi giám sát:
Độ nhạy và phạm vi giám sát của đầu báo khói beam Tanda TX7130 có thể điều chỉnh bằng bộ lập trình cầm tay.
Kết nối bộ định địa chỉ cầm tay
Bước 1: Đấu nối cổng S1 và S2.
Bước 2: Khởi động bộ lập trình, bấm phím “1” để xem địa chỉ thiết bị (khi lắp trong hệ thống báo cháy địa chỉ); độ nhạy khói và ID. Bấm phím “page” để xem phạm vi giám sát.
- Bấm “Page” lần nữa để quay lại thông số lúc trước.
- Bấm “Exit” để thoát khỏi chương trình.
Cài đặt địa chỉ bằng bộ định địa chỉ cầm tay
Bước 3: Điều chỉnh độ nhạy:
Lưu ý: Trước khi đi vào điều chỉnh độ nhạy, công tắc DIP phải được đưa về chế độ Disable như hình bên dưới:
Trạng thái DIP Switch ở Disabled Mode
- Bấm phím “3” để bộ lập trình hiển thị độ nhạy và phạm vi giám sát.
Nhập độ nhạy ở cấp độ số 1, 2, 3 (Tương ứng với 2.6dB, 3.8dB và 5.8dB) bằng cách bấm phím “Clear” và nhập giá trị vào rồi bấm phím “Write”. Khi con trỏ nhảy sang ô chỉ phạm vi giám sát có nghĩa là độ nhạy đã được lưu vào chương trình. Nếu có chữ “Fail” hiện ra có nghĩa là lỗi chưa nhập được và cần phải thực hiện lại.
Cài đặt độ nhạy cho đầu báo
Bước 4: Điều chỉnh phạm vi giám sát
- Bấm phím “3” để bộ lập trình hiển thị độ nhạy và phạm vi giám sát.
- Sau đó bấm phím “0 /Page” để con trỏ chỉ đến ô định phạm vi giám sát. Nhập giá trị 1, 2, 3, 4 tương ứng với các giá trị 8 đến 20m, 20 đến 40m, 40 đến 70m và 70 đến 100m rồi nhấn “Write”.
- Nếu hiển thị “Success” nghĩa là đã nhập thành công, nếu hiện “Fail” nghĩa là chưa nhập được và cần làm lại.
Cài đặt độ che khuất khoảng cách giám sát
Căn chỉnh phạm vi:
Bước 1: Căn chỉnh đầu beam
Tháo nắp che và cấp nguồn. Đặt đầu tô vít có từ tính lên công tắc từ (SW1). Sau một lúc đèn LED màu xanh (HL2) sẽ bật lên hoặc nhấp nháy, nhấc đầu tô vít có từ tính ra và để cân chỉnh tự động.
Bước 2: Căn chỉnh tấm phản xạ đầu beam Tanda
Đèn laser trợ căn chỉnh chiếu từ đầu thu phát đến tấm phản xạ. Điều chỉnh vít căn chỉnh trên đầu thu phát sao cho tia laser chiếu đúng tâm của tấm phản xạ.
Trong quá trình này, nếu đèn hướng dẫn chỉ báo hiển thị số [0] có nghĩa là vị trí gương phản xạ chưa đúng và cần tiếp tục điều chỉnh định vị. Các con số khác được hiển thị và thay đổi liên tục không phải là con số chỉ thị mức độ mạnh yếu của tín hiệu.
Bước 3: Căn chỉnh thành công
Điều chỉnh độ mạnh yếu tín hiệu bằng vít căn chỉnh trên đầu thu phát, khi đó màn hình trên thiết bị sẽ thể hiện các con số từ 1 đến 8, biểu thị độ mạnh yếu của tín hiệu. Cố gắng đạt số 8 là tốt nhất. Tuy nhiên, với những khoảng cách xa, số 2 hay số 3 cũng chấp nhận được.
Nếu màn hình hiển thị số 9 tức là thiết lập phạm vi giám sát không tương thích. Tắt đầu beam đi và lập trình lại khoảng cách bằng bộ lập trình bằng tay.
Khi đèn LED màu xanh (HL2) sáng liên tục nghĩa là cường độ tín hiệu được chấp nhận.
Bước 4: Cài đặt thành công
Lắp lại nắp che và cố định lại, đặt tô vít có đầu từ tính lên công tắc từ. Khi đèn LED màu xanh tắt đi, nhấc tô vít có đầu từ tính ra để kết thúc phần hiệu chỉnh và chuyển sang chế độ giám sát. Đèn LED màu vàng và màu xanh sẽ lần lượt nháy khoảng 3 giây, rồi đến đèn LED màu đỏ nhấp nháy 3 giây 1 lần, cho biết sản phẩm đã vận hành thành công.
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
➦ Các loại đầu báo beam Hochiki - Nguyên lý hoạt động và báo giá
⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝✩⇝
Kiểm tra hoạt đ ộng:
Sau khi chỉnh đầu dò xong khoảng 20s, che đầu beam và đầu nhận bằng tấm thử IR Light Filter, nếu hoạt động bình thường đầu dò sẽ báo cháy trong 30s và LED đỏ sáng. Tiếp điểm HJ1 và HJ2 sẽ chuyển sang trạng thái thường đóng (NC). Bỏ tấm thử ra và tắt nguồn ít nhất 2s để thiết lập lại (reset).
Kiểm tra lỗi:
Che kín đầu beam bằng tấm thử IR Light Filter, ngay lập tức beam sẽ báo lỗi, đèn vàng sáng. Tiếp điểm GZ1 và GZ2 sẽ chuyển sang trạng thái thường đóng (NC).
Nếu bỏ tấm thử ra trước 15s, thiết bị sẽ tự động trở lại trạng thái bình thường. Nếu tấm thử để lâu hơn 15s hoặc không được lấy ra, tín hiệu báo cháy sẽ được kích hoạt. Tắt nguồn ít nhất 2s để thiết lập lại (reset).
Tham khảo thêm TCVN 5738:2001 về yêu cầu kỹ thuật và lắp đặt đầu beam.
Bài viết trên là các thông tin cơ bản và đặc điểm nổi bật cũng như là quy trình lắp đặt của đầu báo beam Tanda. Nếu bạn có quan tâm đến sản phẩm, tại PCCC An Phát bạn sẽ được tư vấn báo giá đầu báo khói beam Tanda TX7130 cho bạn tốt nhất và uy tín để có thể được sản phẩm chính hãng và an toàn.
CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ VÀ THƯƠNG MẠI AN PHÁT
Địa chỉ: 119-121 Bàu Cát 3, Phường 12, Quận Tân Bình, TP.Hồ Chí Minh
Hotline: 0914 189 489
Điện thoại: (028) 6269 1495
Email: info@anphat.com